| Hotline: 0983.970.780

Sức sống mới các hợp tác xã nông nghiệp ở Quảng Ngãi

Thứ Hai 07/07/2025 , 19:38 (GMT+7)

Các hợp tác xã nông nghiệp ở Quảng Ngãi đang ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững.

Những năm gần đây, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phát triển mạnh không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng hoạt động và quy mô sản xuất. Đây được xem là động lực quan trọng góp phần vào công cuộc giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

HTX Nông nghiệp Công Bằng Pô Cô (xã Đắk Hà) ứng dụng công nghệ số từ quy trình sản xuất, thu hoạch đến chế biến cà phê. Ảnh: Tuấn Anh.

HTX Nông nghiệp Công Bằng Pô Cô (xã Đắk Hà) ứng dụng công nghệ số từ quy trình sản xuất, thu hoạch đến chế biến cà phê. Ảnh: Tuấn Anh.

Riêng tỉnh Kon Tum (cũ) hiện có 235 HTX nông nghiệp, trong đó 204 đơn vị đang hoạt động hiệu quả. Các HTX thu hút hơn 3.300 thành viên tham gia với doanh thu bình quân đạt trên 1 tỷ đồng/HTX/năm. Phần lớn các HTX tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, đây được xem là thế mạnh của địa phương. Đáng chú ý, nhiều HTX đã chủ động mở rộng sản xuất, xây dựng các mô hình canh tác chuyên biệt và nâng cao chất lượng dịch vụ. Từ đó tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.

HTX Chè sạch Đông Trường Sơn (xã Kon Plông, tỉnh Quảng Ngãi) được xem là điểm sáng trong phát triển nông nghiệp. Chỉ sau 5 năm hoạt động, HTX đã phát triển mạnh mẽ mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Với 19 thành viên chính thức và mạng lưới liên kết cùng 85 hộ dân, HTX đang quản lý vùng nguyên liệu chè hơn 166 ha. Nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm của HTX, nhiều hộ dân đã nâng cao năng suất chè, cải thiện đáng kể thu nhập.

Anh A Vững (thôn Vi Choong, xã Kon Plông) cho biết, trước đây gia đình trồng khoai mì (sắn), thu nhập rất bấp bênh. Từ năm 2022, anh chuyển đổi 3 sào đất trồng khoai mì sang trồng chè theo hướng dẫn của HTX. Đến nay, sau 3 năm chăm sóc, vườn chè phát triển tốt, bắt đầu cho hái bói, đã thu được hơn 10 triệu đồng. Những năm tới, cây chè sẽ tạo tán rộng và cho sản lượng cao, mang lại thu nhập ổn định hơn cho gia đình.

HTX Sáu Nhung (xã Đăk Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có sản phẩm cà phê đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Ảnh: Tuấn Anh.

HTX Sáu Nhung (xã Đăk Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có sản phẩm cà phê đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Ảnh: Tuấn Anh.

“So với trồng khoai mì, tôi thấy trồng chè đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thậm chí nếu chăm sóc tốt, cây chè có thể cho thu hoạch trong 50 năm và càng nhiều năm tuổi cây chè cho năng suất càng cao”, anh Vững chia sẻ.

Không chỉ HTX Chè sạch Đông Trường Sơn, nhiều mô hình khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng đang hoạt động hiệu quả và tạo ra những giá trị thiết thực. Tại xã Đăk Hà (tỉnh Quảng Ngãi), HTX Nông nghiệp Sản xuất và Thương mại Sáu Nhung đã khẳng định vai trò là cầu nối giữa nông dân và thị trường. Với 113 thành viên, HTX hiện đang quản lý hơn 300 ha cà phê và 10 ha hồ tiêu được canh tác theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đặc biệt, HTX đã nuôi hơn 10.000 đàn ong lấy mật từ hoa cà phê nhằm nâng cao thu nhập.

Ông Nguyễn Tri Sáu, Giám đốc HTX Nông nghiệp Sản xuất và Thương mại Sáu Nhung cho biết, HTX đảm bảo thu nhập cho thành viên và người lao động hơn 4 triệu đồng/người/tháng. HTX tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội và lợi ích cộng đồng, góp phần ổn định an sinh xã hội cho địa phương, hằng năm dành nguồn kinh phí trên 30 triệu đồng cho các hoạt động xã hội.

Nhiều HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên. Ảnh: Tuấn Anh.

Nhiều HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên. Ảnh: Tuấn Anh.

“Muốn HTX hoạt động hiệu quả thì phải cùng nhau liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho các thành viên. Có như vậy người dân mới mạnh dạn đầu tư, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững”, ông Sáu chia sẻ.

Bà Y Hằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện có hơn 60% HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tích lũy được vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các HTX hoạt động ổn định và bền vững, điển hình như HTX Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Ia Chim, HTX Sáu Nhung, HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ Rạng Đông, HTX rau, hoa và du lịch Thanh Niên, HTX Công Bằng Pô Kô, HTX Nấm đông trùng hạ thảo, HTX Cao nguyên Coffee, HTX Dược liệu hữu cơ Tu Mơ Rông…

Những HTX này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản mà còn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận kỹ thuật canh tác hiện đại, nâng cao trình độ sản xuất. 

“Các HTX nông nghiệp không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội địa phương. Nếu được quan tâm hỗ trợ đúng hướng, các HTX sẽ là đơn vị tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững và trở thành điểm tựa vững chắc cho người dân”, bà Y Hằng chia sẻ.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ

ĐỒNG THÁP Biến phế phẩm xoài thành phân hữu cơ không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mở ra mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị cho nông nghiệp Đồng Tháp.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất