| Hotline: 0983.970.780

SSC mua bản quyền 4 giống lúa OM, trị giá khoảng 4 tỷ

Thứ Năm 27/07/2017 , 13:50 (GMT+7)

Mới đây, Viện Lúa ĐBSCL ký kết chuyển giao bản quyền giống lúa OM8959, OM341, OM344 và OM nếp 406 cho Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC),theo phương thức độc quyền, trong thời hạn 5 năm, giá trị chuyển nhượng khoảng 4 tỷ đồng.

18-09-15_vien_lu_dbscl_ky_ket_chuyen_gio_bn_quyen_4_giong_lu_om_-_nh_vl
Viện lúa ĐBSCL ký kết chuyển giao bản quyền 4 giống lúa OM

Giá trị chuyển nhượng được DN chi trả 200 đ/kg lúa giống bán ra hoặc với mức tối thiểu tương đương 1 tỷ đồng/giống/năm. Trong thời gian chuyển giao bản quyền, các đơn vị SX, kinh doanh khác muốn sử dụng 4 giống lúa OM trên phải xin nhượng lại quyền khai thác kinh doanh từ SSC.

Đến nay Viện Lúa ĐBSCL đã chọn tạo và phát triển trên 180 giống lúa, trong đó có 82 giống đã được công nhận là giống quốc gia, số còn lại là giống được công nhận tạm thời và nhiều giống triển vọng. Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, từ năm 2006 đến nay viện đã được bảo hộ 23 giống lúa mang thương hiệu OM và trên 30 giống đang đề nghị cấp bằng bảo hộ. Trong 6 năm qua (2011 - 2016) Viện đã chuyển nhượng bản quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền 14 giống lúa OM cho 7 đơn vị thuộc cơ quan nhà nước và doanh nghiệp SX, kinh doanh giống cây trồng.

Từ đầu năm 2017 Viện Lúa ĐBSCL và các đơn vị đã ký kết chuyển giao công nghệ SX giống và quyền sử dụng không độc quyền giống lúa thuần với tất cả các giống, ngoại trừ các giống chuyển quyền sở hữu và giống chuyển giao quyền sử dụng độc quyền ở khu vực liên quan, gồm các trung tâm giống nông nghiệp Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu; cơ sở SX và cung ứng cá và lúa giống Thạnh Trị (Sóc Trăng); Cty CP Giống cây trồng Nha Hố; Trạm giống Cái Bè (Tiền Giang); Tập đoàn Lộc Trời; Trung tâm Giống Nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang.

18-09-15_giong_om_nep_406_-_nh_hp
Giống OM nếp 406

TS Huỳnh Văn Nghiệp, Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết, nguồn thu từ việc chuyển giao bản quyền giống lúa sẽ được chi sử dụng công khai mịnh mạch theo quy chế. Trong đó có tác giả - cán bộ nghiên cứu, chi đầu tư tạo nguồn lực phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống mới, quỹ khen thưởng, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất