| Hotline: 0983.970.780

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Thứ Hai 28/04/2025 , 15:28 (GMT+7)

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Vượt qua khô hạn nhờ tưới tiết kiệm

Những ngày tháng 4, Ninh Thuận đang trong mùa khô nóng nhưng những vườn nho, ruộng hành, tỏi tại xã miền biển Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vẫn xanh tốt. Đặc biệt, tại thôn Thái An - nơi có diện tích nho lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, người dân tất bật bơm tưới bằng béc cho các ruộng nho.

Mô hình trồng nho trong nhà màng kết hợp tưới tiết kiệm của gia đình ông Nguyễn Khắc Phòng, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải. Ảnh: Phương Chi.

Mô hình trồng nho trong nhà màng kết hợp tưới tiết kiệm của gia đình ông Nguyễn Khắc Phòng, thôn Thái An, xã Vĩnh Hải. Ảnh: Phương Chi.

Ông Nguyễn Khắc Phòng, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Nông nghiệp Thái An cho biết, địa phương nằm ở sát biển nên đất sản xuất chủ yếu là đất cát, rất khó khăn về nguồn nước tưới, tại đây chỉ có hồ chứa nước Nước Ngọt có dung tích 1,81 m3, chỉ đáp ứng được một phần diện tích cây trồng.

“Hồ nhỏ và lượng mưa ở vùng này rất thấp, hàng năm chỉ đạt 700-800mm. Nếu không tìm ra giải pháp thì cây trồng sẽ chết khô trong mùa nắng nóng kéo dài”, ông Nguyễn Khắc Phòng nói và cho biết, để có nước tưới trong mùa khô kéo dài 9 tháng, không còn cách nào khác là khoan giếng và dùng máy bơm để tưới cho cây trồng.

Nhiều năm qua, người dân thôn Thái An nói riêng và xã Vĩnh Hải nói chung đã triển khai các phương pháp tưới tiết kiệm như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới phun sương…

“Hiện nay trên địa bàn có hàng trăm ha nho, hàng trăm ha hành tỏi được người dân lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, qua đó tiết kiệm được 50-60% lượng nước, chi phí nhân công giảm 70-80% so với phương pháp tưới tràn”, ông Nguyễn Khắc Phòng nói.

Vị Giám đốc HTX cũng phân tích: Chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến cho 1 sào (1.000m2) hết khoảng 30-35 triệu đồng. Với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như nho, hành, tỏi, măng tây xanh thì người dân sẵn sàng đầu tư.

Người dân xã Vĩnh Hải sử dụng hệ thống tưới tiên tiến vào trồng nho, giúp tiết kiệm được 50-60% lượng nước so với phương pháp tưới tràn. Ảnh: Phương Chi.

Người dân xã Vĩnh Hải sử dụng hệ thống tưới tiên tiến vào trồng nho, giúp tiết kiệm được 50-60% lượng nước so với phương pháp tưới tràn. Ảnh: Phương Chi.

Cũng như Vĩnh Hải, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là địa phương giáp biển và nằm ở cuối nguồn hệ thống kênh Nam nên cũng khá khó khăn về nguồn nước tưới. Đến nay người dân đã áp dụng tưới tiết kiệm được trên 200ha các loại cây trồng như măng tây xanh, hành, tỏi...

Chị La Thị Hoa, thôn Tuấn Tú, xã An Hải trồng 2,5 sào măng tây xanh và lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm đi kèm. Chị Hoa cho biết, sau khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm thì tôi không phải lo nước tưới. Cùng với đó nước được tưới thường xuyên với lượng vừa đủ để giữ ẩm cho cây trồng, năng suất măng tây xanh luôn ổn định và không bị chết khô vào mùa nắng.

Lan tỏa công nghệ tưới tiết kiệm

Ông Trương Khắc Trí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Thuận cho biết, để khắc phục tình trạng thiếu nước tưới cho sản xuất, ngoài giải pháp công trình thì việc ứng dụng tưới nước tiết kiệm cùng với công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng là giải pháp căn bản, mang lại hiệu quả bền vững.

Tính đến cuối năm 2024, diện tích tưới tiết kiệm nước trên địa bàn Ninh Thuận đạt trên hơn 21.600ha. Ảnh: Phương Chi.

Tính đến cuối năm 2024, diện tích tưới tiết kiệm nước trên địa bàn Ninh Thuận đạt trên hơn 21.600ha. Ảnh: Phương Chi.

Phong trào chuyển đổi sang tưới tiết kiệm trên địa bàn Ninh Thuận đã lan tỏa mạnh mẽ, đạt trên 21.600ha (thời điểm cuối năm 2024). Trong đó, áp dụng kỹ thuật “1 phải 5 giảm” trên 16.600ha lúa, hơn gần 2.100ha cây trồng cạn (nho, táo, thanh long, xoài, mãng cầu, rau đậu các loại, ớt, hành, măng tây, cỏ chăn nuôi....)

Theo ông Trương Khắc Trí, việc ứng dụng tưới tiết kiệm giúp giảm tiêu hao 30-45% lượng nước tưới đối với cây hàng năm và tiết kiệm 50-60% lượng nước tưới đối với cây lâu năm với giải pháp tưới nhỏ giọt. Đồng thời, giảm 30-60% công lao động, tăng lợi nhuận so với tưới truyền thống từ 9-11%.

“Việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước là giải pháp hữu hiệu, có tính đột phá cho vùng khô hạn, nhất là đối với vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như Ninh Thuận”, ông Trương Khắc Trí đánh giá.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Ninh Thuận sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm. Ảnh: Phương Chi.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Ninh Thuận sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm. Ảnh: Phương Chi.

Phương pháp tưới tiết kiệm còn giúp người dân giảm áp lực khai thác nước ngầm, tạo điều kiện phục hồi hệ sinh thái của các vùng đất bị hạn hán, xói mòn đang có nguy cơ sa mạc hóa. Ninh Thuận ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm không chỉ trên đất bằng phẳng và mà cả trên đất không bằng phẳng, phù hợp với nhiều loại cây trồng chủ lực của tỉnh.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Thuận, việc triển khai tưới tiết kiệm ở địa phương vẫn còn một số khó khăn. Một bộ phận người dân chưa xem tài nguyên nước là hữu hạn. Người dân còn tự khoan giếng sâu hơn để tìm nguồn nước tưới, trong khi hiện nay chưa có chế tài xử lý vi phạm sử dụng nguồn nước ngầm. Ngoài ra, vốn đầu tư ban đầu đối với công nghệ tưới tiết kiệm cũng như các loại phân bón chuyên dùng kết hợp với hệ thống tưới còn cao so với thu nhập của người dân. 

Giải pháp tưới tiết kiệm đã giúp người dân Ninh Thuận chủ động sản xuất trong điều kiện khô hạn. Ảnh: PC.

Giải pháp tưới tiết kiệm đã giúp người dân Ninh Thuận chủ động sản xuất trong điều kiện khô hạn. Ảnh: PC.

Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển công nghệ tưới tiết kiệm nước của tỉnh Ninh Thuận còn rất lớn, cả về phạm vi và quy mô. Để đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước trên diện rộng, ngành nông nghiệp Ninh Thuận sẽ nghiên cứu các giải pháp tích hợp, hoàn thiện công nghệ, thiết bị nhằm giảm chi phí đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh các cây trồng chủ lực kết hợp tưới nước tiết kiệm, tưới tiên tiến phù hợp với từng điều kiện cụ thể và chuyển giao cho người sản xuất.

Ngoài giải pháp về công nghệ, tỉnh Ninh Thuận cũng đang nghiên cứu các giải pháp, cơ chế chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, như chính sách khuyến khích đầu tư công - tư trong xây dựng, quản lý khai thác công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng đặc thù, chủ lực; chính sách liên kết giữa tổ chức khoa học công nghệ với doanh nghiệp để sản xuất quy mô lớn, cung ứng công nghệ, thiết bị tưới tiết kiệm, tưới tiên tiến.

Ông Trương Khắc Trí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Ninh Thuận cho biết: “Thời gian tới, ngành nông nghiệp Ninh Thuận sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước trong canh tác cây trồng để nâng cao hiệu quả và giá trị sản xuất”.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Vải chín sớm Phương Nam giảm diện tích nhưng sản lượng tăng

QUẢNG NINH Do ảnh hưởng của bão và dự án đường ven sông nên diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam năm nay giảm gần 100 ha. Bù lại, vải đậu quả sai hơn năm trước.

Người nuôi thủy sản chưa yên tâm về chất lượng giống

HẢI DƯƠNG Vùng Đồng bằng sông Hồng có tiềm năng lớn phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc không chủ động được nguồn giống chất lượng là rào cản khai thác thế mạnh này.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Việt Nam lần đầu lọt top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam hiện là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại Singapore và đang chiếm được thị phần cao nhất đối với nhóm fillet cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông.

Cách nào ngăn người dân vào rừng bẫy bắt, chăn thả gia súc?

Tỉnh Điện Biên cần phát triển các mô hình sinh kế thay thế, tăng cường theo dõi, giám sát cộng đồng nhằm giảm thiểu xung đột với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.