| Hotline: 0983.970.780

Sớm đầu tư hạ tầng cho hợp tác xã trong Đề án 1 triệu ha lúa

Thứ Sáu 21/03/2025 , 06:51 (GMT+7)

TRÀ VINH Hợp tác xã mong sớm được đầu tư hệ thống đường bê tông, trạm bơm, đường điện điện và cơ sở vật chất để mở rộng mô hình sản xuất lúa bền vững.

Ngày 20/3, đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới (WB) tham quan cánh đồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hợp tác xã Phước Hảo (xã Phước Hảo, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh). Đây là một trong những mô hình tham gia Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" (Đề án).

Đường vào HTX Phước Hảo hiện là nền đất, khó khăn trong việc vận chuyển lúa ra khỏi ruộng. Ảnh: Hồ Thảo.

Đường vào HTX Phước Hảo hiện là nền đất, khó khăn trong việc vận chuyển lúa ra khỏi ruộng. Ảnh: Hồ Thảo.

Tiếp đoàn có đại diện Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Viện Môi trường Nông nghiệp, Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Trà Vinh

Đại diện WB đã đặt nhiều câu hỏi về mức độ hiểu biết của nông dân về Đề án, những lợi ích mà các hợp tác xã (HTX) nhận được khi tham gia Đề án và khả năng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa. WB cũng quan tâm đến phương pháp quản lý nước theo kỹ thuật AWD (tưới ngập - khô xen kẽ) và quá trình đào tạo nông dân.

Ông Trường Hòa Thuận, Giám đốc HTX Phước Hảo cho biết, tham gia mô hình giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng quy trình “1 phải, 5 giảm”. Nông dân sử dụng giống lúa xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 90 - 100kg/ha, áp dụng phương pháp sạ cụm giúp tiết kiệm phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, nâng cao chất lượng hạt gạo và bán được giá cao hơn.

Ngoài ra, HTX đã ứng dụng công nghệ thông qua việc sử dụng điện thoại thông minh để nhận thông báo và hướng dẫn canh tác. HTX vẫn đang tiếp tục vận động nông dân áp dụng công nghệ nhiều hơn để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp (ngoài cùng bên phải) giới thiệu với đoàn công tác mô hình tham gia Đề án 1 triệu ha lúa tại Trà Vinh. Ảnh: Hồ Thảo.

PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp (ngoài cùng bên phải) giới thiệu với đoàn công tác mô hình tham gia Đề án 1 triệu ha lúa tại Trà Vinh. Ảnh: Hồ Thảo.

PGS.TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp thông tin thêm, HTX Phước Hảo đã tham gia Đề án từ năm 2024, ban đầu với diện tích canh tác 50ha. Mô hình này áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại như kỹ thuật tới ngập - khô xen kẽ, giúp kiểm soát nước hiệu quả và giảm phát thải CO₂.

Kết quả ở vụ hè thu 2024 cho thấy mô hình này phát thải trung bình chỉ 5,36 tấn CO₂/ha, giảm gần một nửa so với mức 11,7 tấn CO₂/ha của ruộng truyền thống, là một trong những mô hình giảm phát thải nhiều nhất trong các mô hình tham gia Đề án.

Một trong những khó khăn lớn hiện nay của HTX là hệ thống giao thông nội đồng chưa được đầu tư đồng bộ, với các tuyến đường vào ruộng vẫn còn nền đất, gây khó khăn trong việc vận chuyển rơm rạ, lúa và vật tư nông nghiệp.

Bên cạnh đó, hệ thống bơm rút nước chưa được đầu tư khiến việc xả nước tự nhiên vào mùa mưa gặp khó khăn khi mực nước bên ngoài cao hơn bên trong. Vì vậy, việc đầu tư hệ thống bơm để chủ động kiểm soát mực nước trong khu vực là rất cần thiết.

Nông dân tham gia mô hình mong sớm được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng. Ảnh: Hồ Thảo.

Nông dân tham gia mô hình mong sớm được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng. Ảnh: Hồ Thảo.

TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn cho biết, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam đã cho chủ trương sớm đầu tư hệ thống đường bê tông, trạm bơm, đường điện... khi mở rộng diện tích Đề án tại HTX.

Theo đó, hệ thống thủy lợi được đồng bộ, khi thủy triều xuống thấp đơn vị vận hành sẽ mở cống để tháo nước, giúp xả khô toàn bộ 3.600ha đất sản xuất trong khu vực xung quanh. Ngược lại, trong mùa mưa, hệ thống bơm sẽ được vận hành để để bơm rút nước trong ruộng, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nước trong sản xuất.

Xem thêm
Hỗ trợ người dân chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô trang trại

ĐỒNG THÁP Đó là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đề ra đến cuối năm 2025.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất