| Hotline: 0983.970.780

Canh tác lúa giảm phát thải, chi phí giảm 4 triệu đồng/ha

Thứ Sáu 14/03/2025 , 06:29 (GMT+7)

KIÊN GIANG Cánh đồng 50ha tham gia thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Hợp tác xã Tân Thuận giảm được chi phí sản xuất hơn 200 triệu đồng.

Chi phí giảm 4 triệu đồng/ha

Tại xã Mỹ Thuận (huyện Hòn Đất, Kiên Giang), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) vừa tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình thí điểm tham gia “Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” tại huyện Hòn Đất.

Các đại biểu tham quan ruộng mô hình thí điểm tại huyện Hòn Đất. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu tham quan ruộng mô hình thí điểm tại huyện Hòn Đất. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình thí điểm được thực hiện trên diện tích 50ha tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Thuận (xã Mỹ Thuận) trong vụ đông xuân 2024 - 2025, sử dụng giống lúa ĐS1, gieo sạ bằng máy với lượng giống 70kg/ha, áp dụng phương pháp tưới ngập - khô xen kẽ.

Ông Trương Chính Linh, thành viên Hợp tác xã tham gia mô hình thí điểm chia sẻ, so với biện pháp sản xuất lúa truyền thống, sản xuất theo quy chuẩn lúa chất lượng cao mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Nông dân gieo sạ đồng loạt và sử dụng một loại giống, gieo sạ thưa nên lúa ít bị sâu bệnh gây hại. Được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn thường xuyên, xử lý những vấn đề phát sinh kịp thời, hướng dẫn ứng dụng các thiết bị công nghệ vào sản xuất giúp giảm chi phí, tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, cánh đồng thí điểm áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến nên lúa phát triển tốt, khoảng 1 tuần nữa sẽ thu hoạch, năng suất dự kiến khoảng 9,5 tấn/ha. Theo ông Tuấn, nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, ruộng tham gia mô hình ít bị sâu bệnh, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật so với ruộng đối chứng nên chi phí thấp hơn khoảng 4 triệu đồng/ha.

Lợi ích cả kinh tế và môi trường

Ông Dương Huy Bình, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hòn Đất cho biết, mô hình thí điểm áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như "1 phải 5 giảm", quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Nông dân không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày sau khi sạ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng", không phun thuốc định kỳ. Khuyến khích nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, giảm độc hại môi trường và duy trì đa dạng sinh học trên đồng ruộng.

Ruộng mô hình thí điểm năng suất ước đạt khoảng 9,5 tấn/ha. Ảnh: Trung Chánh. 

Ruộng mô hình thí điểm năng suất ước đạt khoảng 9,5 tấn/ha. Ảnh: Trung Chánh. 

Sản phẩm lúa hàng hóa sau thu hoạch đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Rơm được thu gom ra khỏi đồng ruộng phục vụ cho mục đích khác có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên theo ông Bình, để thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để nông dân hiểu rõ những lợi ích, trách nhiệm và nghĩa vụ khi thực hiện mô hình. Đồng thời, cần có sự đồng hành mạnh mẽ của doanh nghiệp trong liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo tính bền vững. ​

“Với cánh đồng thí điểm 50ha, chi phí sản xuất đã giảm được hơn 200 triệu đồng, chưa kể những lợi ích khác về sức khỏe, môi trường. Con số này sẽ rất lớn khi diện tích canh tác được mở rộng theo kế hoạch của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp”.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Chú trọng biện pháp sinh học phòng trừ sâu róm hại táo

NINH THUẬN Biện pháp rất quan trọng là tăng cường bảo vệ thiên địch, hạn chế dùng thuốc hóa học, không phát dọn sạch thực bì trong vườn, tăng cường trồng cây phân xanh, cây họ đậu

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.