| Hotline: 0983.970.780

Sau sáp nhập, tỉnh Vĩnh Long mới sẽ có 120 nghìn ha dừa

Thứ Tư 23/04/2025 , 04:27 (GMT+7)

Sau khi sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Long, tỉnh mới sẽ có diện tích dừa khoảng 120.000ha, chiếm khoảng 60% diện tích dừa cả nước.

Tại tỉnh Bến Tre, Trường Đại học Trà Vinh, Hiệp hội Dừa Việt Nam và các sở, ngành của tỉnh Bến Tre vừa có buổi làm việc về định hướng nghiên cứu và phát triển ngành dừa.

Theo thống kê, hiện diện tích dừa của tỉnh Bến Tre khoảng 80.000ha, Trà Vinh 30.000ha, Vĩnh Long hơn 10.000ha. Sắp tới, khi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh thành tỉnh mới mang tên Vĩnh Long, sẽ mở ra nhiều vùng nguyên liệu nông sản lớn, trong đó hình thành vùng nguyên liệu dừa với diện tích 120.000ha, lớn nhất nước (chiếm khoảng 60% diện tích dừa cả nước).

Sau sáp nhập, tỉnh Vĩnh Long mới sẽ có khoảng 120.000ha dừa, chiếm 60% diện tích cả nước. Ảnh: Minh Đảm. 

Sau sáp nhập, tỉnh Vĩnh Long mới sẽ có khoảng 120.000ha dừa, chiếm 60% diện tích cả nước. Ảnh: Minh Đảm. 

Ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bến Tre đánh giá, việc hình thành vùng nguyên liệu dừa tập trung, quy mô lớn của tỉnh Vĩnh Long mới sau khi sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh sẽ giúp tăng hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh trên cây dừa nhờ khả năng triển khai đồng bộ trên quy mô lớn, đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển ngành dừa Việt Nam.

Theo PGS.TS Diệp Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, dừa là một trong 6 loại cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Do đó những nghiên cứu về ngành dừa của tỉnh Vĩnh Long mới sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của ngành dừa Việt Nam.

PGS.TS Diệp Thanh Tùng chia sẻ: “Trường Đại học Trà Vinh đã ý thức được tầm quan trọng của cây dừa trong việc phát triển kinh tế. Trong điều kiện mới, Trường đã thành lập Viện Dừa ĐBSCL để khai thác thế mạnh ngành dừa”.

Ông Tùng thông tin thêm, hiện Trường Đại học Trà Vinh có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến chuỗi sản phẩm dừa như: Nghiên cứu để hạ giá dừa sáp giống (cấy mô, cấy phôi); ứng dụng AI vào việc chăm sóc, theo dõi cây dừa; thiết kế và chế tạo máy tách vỏ, tước chỉ dừa xiêm liên hoàn; tuyển chọn và nhân giống dừa bằng phương pháp cấy mô; nghiên cứu quy trình sản xuất giấy từ phụ phẩm dừa; đo tín chỉ cacbon đối với các vùng trồng dừa và kết nối với sàn giao dịch…

Cây giống dừa sáp cấy phôi của Trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Cây giống dừa sáp cấy phôi của Trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam chỉ ra nhiều tồn tại của ngành dừa nước ta khiến giá trị của trái dừa chưa cao, trong đó công nghệ sau thu hoạch là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất.

“Phải làm sao để chi phí hái dừa, vận chuyển dừa ở mức thấp nhất. Vì hiện nay có những nơi chi phí này chỉ khoảng 7.000 đồng/chục (12 trái) nhưng cũng có những nơi từ 20.000 - 25.000 đồng”, ông Khoa nói.

Bên cạnh đó, hiện nay việc quy hoạch vườn dừa của người dân chưa đúng chuẩn, giống dừa cũng còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Do đó, ông Khoa cho rằng Viện Dừa ĐBSCL của Trường Đại học Trà Vinh cần phát huy vai trò của mình để có những đóng góp thiết thực cho ngành hàng dừa Việt Nam.

Xem thêm
Thịt nuôi cấy và thịt thực vật đang trở thành xu hướng được quan tâm

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đổi mới, phát triển sản phẩm thịt sạch, dinh dưỡng cao và thân thiện môi trường.

Sẽ có 'dịch vụ' bắt chó thả rông cơ động

ĐỒNG NAI Mô hình bắt chó thả rông này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm chi phí, nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh dại đang ở mức báo động tại Đồng Nai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Ngăn chặn khai thác rong mơ kiểu tận diệt

Quảng Ngãi Quảng Ngãi sở hữu nguồn rong mơ tự nhiên phong phú, nhưng việc khai thác theo kiểu tận diệt đang làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.