| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất chè liên kết, nông dân hết lo âu

Thứ Sáu 09/05/2025 , 11:51 (GMT+7)

Hà Tĩnh Những đồi keo èo uột được xã Sơn Hồng vận động phá bỏ chuyển sang trồng chè liên kết. Kết quả, sau 2 năm chăm bón, nhiều hộ thu hàng trăm triệu đồng/ha.

Sản phẩm được bao tiêu sau thu hoạch

Sơn Hồng là xã biên giới của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Chừng 20 năm về trước, địa phương này là điểm nóng phá rừng. Bà con sinh sống hoàn toàn dựa vào khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng.

Sau khi Chính phủ đóng cửa rừng, qua thời gian, ý thức của người dân về bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt. Bây giờ, đại bộ phận thanh niên trai tráng học THPT xong ly hương vào Nam - ra Bắc hoặc đi xuất khẩu lao động để kiếm kế sinh nhai.

Thế hệ trung niên ở lại địa phương làm phụ hồ, khai thác mật ong hoặc trồng keo nguyên liệu. Tuy nhiên, trồng keo liên tục khiến đất bạc màu, dễ xói mòn, ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt, hiệu quả kinh tế đem lại khiêm tốn do giao thông đi lại khó khăn, đầu ra bị thương lái ép giá.

Trồng chè liên kết với Xí nghiệp chè Tây Sơn đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân. Ảnh: Thanh Nga.

Trồng chè liên kết với Xí nghiệp chè Tây Sơn đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân. Ảnh: Thanh Nga.

Năm 2017, sau một số lần chuyển đổi cây trồng thất bại, xã Sơn Hồng vận động người dân trồng keo tại khu vực Đồi Lấu chuyển sang trồng chè công nghiệp liên kết với Xí nghiệp Chè Tây Sơn. Theo đó, đầu vào như cây giống, khoa học kỹ thuật được doanh nghiệp cung cấp, hỗ trợ; đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch.

Đặc biệt, việc chuyển đổi cây trồng giai đoạn này còn nhận được hỗ trợ 20 triệu đồng/ha theo Quyết định 09/2016/QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về “Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp”. Bởi vậy, nhiều hộ dân trong khu vực mạnh dạn phá bỏ diện tích keo mới trồng hơn 1 năm chuyển đổi sang trồng chè.

“Lúc bấy giờ nhiều hộ hồ hởi nhưng kết quả khá ảm đạm. Liên tục 2 năm 2017, 2018 mưa lũ và nắng hạn khiến phần lớn diện tích chè mới trồng chết sạch. Sau đó không ít hộ bi quan, chán nản, định nhổ chè trồng keo trở lại”, ông Nguyễn Khánh Hòa, Chủ tịch UBND xã Sơn Hồng nói.

Theo ông, để tránh thất bại thêm lần nữa, chính quyền xã tích cực tuyên truyền vận động các hộ thay thế những cây bị chết bằng cây mới và tập trung chăm sóc.

Kết quả, 4 ha tại Đồi Lấu của hơn 10 hộ dân dần hồi sinh và cho thu nhập tốt vào đầu năm 2019. Kể từ đó, người dân thôn 2 mạnh dạn mở rộng diện tích chè liên kết sang các đồi Mãn Linh, Ba Rộc, nâng quy mô diện tích đến nay lên đạt hơn 10 ha.

Ông Phạm Đình Chuyên, thôn 2, xã Sơn Hồng là một trong những hộ tiên phong phá bỏ 1 ha keo hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang liên kết trồng chè với Xí nghiệp Chè Tây Sơn. Những năm đầu mới trồng, cây chè chưa thích nghi với thời tiết, thổ nhưỡng và bà con chưa quen kỹ thuật chăm sóc nên cây bị chết nhiều.

“Năm 2020 chè của gia đình tôi bắt đầu cho thu hoạch. Qua từng năm năng suất, sản lượng tăng dần. Riêng vụ thu hoạch năm 2024, gia đình thu về hơn 100 triệu từ bán chè búp tươi”, ông Chuyên cho hay.

Vận động người dân mở rộng diện tích

Cùng chung sự phấn khởi, năm ngoái, vườn chè rộng hơn 1 ha của ông Đào Công Đức (SN 1959), trú cùng thôn 2 thu hoạch được 16 tấn, với giá bán 7.600 đồng/kg, ông thu về hơn 120 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Đức Thịnh, Tổ trưởng Tổ hợp tác chè Sơn Hồng (thuộc Xí nghiệp Chè Tây Sơn), năm 2024 toàn bộ diện tích trên 10 ha của tổ cho sản lượng hơn 130 tấn, mang lại nguồn thu trên 1 tỷ đồng. Đây là năm được mùa nhất từ trước tới nay.

Thay đổi nhận thức của người dân để mở rộng diện tích chè. Ảnh: Thanh Nga.

Thay đổi nhận thức của người dân để mở rộng diện tích chè. Ảnh: Thanh Nga.

“So sánh với cây keo, cam, bưởi, phải khẳng định hiệu quả kinh tế cây chè đem lại cao hơn nhiều. Chưa kể cây trồng này không phải đối mặt với tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa như các loại nông sản khác vì nhu cầu thu mua của Xí nghiệp Chè Tây Sơn rất lớn. Tuy nhiên, việc mở rộng thêm diện tích gặp không ít khó khăn vì địa phương quá ít nhân công lao động”, ông Thịnh chia sẻ.

Ông Nguyễn Khánh Hòa, Chủ tịch xã Sơn Hồng cho hay, chủ trương của huyện Hương Sơn năm 2025 sẽ mở rộng diện tích trồng chè ở Sơn Hồng thêm 5 ha, nhưng đến nay toàn xã mới thực hiện được 1 ha. Nguyên nhân một phần do quỹ đất hộ gia đình ít nên bà con ưu tiên trồng ngô làm thức ăn nuôi hươu, số còn lại đang nặng tư tưởng “ăn xổi ở thì”, lựa chọn cây ngắn ngày để nhanh cho thu nhập. Bởi vậy, xã cần thời gian để tiếp tục vận động mở rộng diện tích.

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khoa học công nghệ - chìa khóa mở con đường mới cho ngành chè

'Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vẽ bức tranh ngành chè Việt Nam', TS Lưu Ngọc Quyến, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc nhấn mạnh.

Tạo nền tảng vững chắc trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững

BẮC NINH Tỉnh Bắc Ninh tuyên truyền pháp luật, tổ chức thả giống thủy sản, huy động cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.