| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi ban hành đề án phát triển bền vững ngành hàng sắn

Thứ Tư 26/06/2024 , 11:05 (GMT+7)

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành đề án phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, sản lượng sắn tươi của tỉnh Quảng Ngãi đạt khoảng 250 - 300 nghìn tấn, đảm bảo cung cấp nguyên liệu để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol...).

Diện tích trồng sắn sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng đạt 40 - 50%; diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%; kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 150 - 180 triệu USD.

Sắn là cây trồng chủ lực ở nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: L.K.

Sắn là cây trồng chủ lực ở nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: L.K.

Tầm nhìn đến năm 2050, ngành hàng sắn của Quảng Ngãi tiếp tục phát triển bền vững, 70 - 80% diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol...) chiếm trên 90%, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 180 - 200 triệu USD.

Về định hướng phát triển sản xuất, đến năm 2030, diện tích trồng sắn cả tỉnh khoảng 12 - 14 nghìn ha, sản lượng củ tươi đạt 250 - 300 nghìn tấn, định hướng phân bố tại 2 vùng trọng điểm. Trong đó, vùng miền núi diện tích trồng đạt 9 - 10 nghìn ha, tập trung tại các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Trà Bồng, Ba Tơ...; vùng đồng bằng diện tích trồng đạt 3 - 4 nghìn ha, tập trung tại các huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Nghĩa Hành...

Về phát triển chế biến sắn, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp nhà máy chế biến các sản phẩm từ sắn (tinh bột, etanol...). Đồng thời, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến bánh kẹo, nha đường gluco, mỳ ăn liền, thức ăn chăn nuôi... sử dụng sắn và tinh bột sắn làm nguyên liệu, ưu tiên sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong chế biến sắn để nâng cao chất lượng, sử dụng tối đa sản phẩm phụ, bảo vệ môi trường.

Sắn là một trong những cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, được trồng ở nhiều vùng, nhất là các vùng miền núi. Những năm qua, cây trồng này đã góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Xem thêm
Ngan sao Đầm Hà: Sản phẩm OCOP tiềm năng

Ngan sao Đầm Hà là giống vật nuôi bản địa được nhân rộng theo chuỗi liên kết, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi địa phương.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiếm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp vùi phân

SƠN LA Phương pháp bón vùi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng đặc dụng

Thái Nguyên Vườn quốc gia Ba Bể, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Nam Xuân Lạc là những viên ngọc giữa đại ngàn đang dần được đánh thức.

Bình luận mới nhất