| Hotline: 0983.970.780

Quản lý sâu cuốn lá an toàn và bền vững bằng thuốc sinh học

Thứ Tư 18/12/2019 , 13:05 (GMT+7)

Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh là thời điểm sâu bệnh tấn công, nhà nông cần phải biết cách quản lý tốt thì cây mới có thể được bảo vệ và phục hồi.

Thuốc trừ sâu sinh học Anonin 1EC là thuốc sinh học đặc biệt nên ít gây sự kháng thuốc của sâu, bảo vệ thiên địch, bảo vệ môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 

Khi những hạt giống đầu tiên bắt đầu nảy mầm trên đồng ruộng, cũng là lúc một vụ mùa mới bắt đầu với bao hy vọng về một vụ mùa bội thu. Nhưng trong điều kiện canh tác lúa hiện nay, để có được một vụ mùa bội thu thì nhà nông phải làm sao quản lý một cách tốt nhất các dịch hại trên trên đồng ruộng từ lúc hạt giống nẩy mầm cho đến khi thu hoạch. Đặc biệt là khi cây lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh trở về sau.

Tuy nhiên khi cây lúa bước vào giai đoạn làm đòng đến trổ thì áp lực sâu bệnh hại sẽ tăng mạnh, trong thời điểm này bất kỳ một tổn thương nào nếu nông dân không quản lý chặt chẽ thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

Vì vậy ở giai đoạn này nông dân cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xâm nhập và gây hại của nấm bệnh, vi khuẩn và côn trùng gây hại. Trong đó, sâu cuốn lá là một trong những đối tượng gây hại nặng nề, làm cho bộ lá đòng bị hư hại từ nhẹ đến hoàn toàn làm lúa mất năng suất.

Sâu cuốn lá có vòng đời khoảng 25-35 ngày. Sâu non có 5 tuổi: tuổi 1 rất linh hoạt có thể bò khắp trên lá chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc bao lá cũ; tuổi 2, 3 trở đi sâu nhả tơ để khâu 2 mép lá cuốn thành tổ nằm trong đó gây hại. Sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá (màu xanh lá lúa) dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng, đặc biệt nếu sâu gây hại trên lá đòng sẽ làm giảm diện tích quang hợp để tạo tinh bột, làm cho lúa bị lép lửng mất năng suất.

Để quản lý sâu cuốn lá nhỏ theo hướng bền vững thì nông dân tăng cường áp dụng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, kết hợp hài hòa các biện pháp canh tác như: vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại ngay từ đầu vụ, không sạ quá dày, trong giai đoạn đòng bón phân cân đối, không nên bón thừa phân đạm…

Tuy nhiên hiện nay do canh tác lúa liên tục không có thời gian nghỉ giữa vụ để cắt đứt vòng đời của sâu lá, nên áp lực sâu gây hại sớm và ngày càng mạnh, bắt buộc nông dân phải sử dụng đến thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến thiên địch trên ruộng lúa.

Thấu hiểu được những khó khăn trên của nhà nông nên vừa qua Cty TNHH TM Tân Thành đã cho ra đời một sản phẩm mới, thuốc trừ sâu sinh học Anonin 1EC. Đây là sản phẩm được chiếc suất từ thảo mộc có tác dụng tiếp xúc và vị độc với cơ chế tác động: làm cho sâu ngán ăn và ngăn cản quá trình sản sinh năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của sâu hại. Thuốc trừ sâu sinh học Anonin 1EC là thuốc sinh học đặc biệt nên ít gây sự kháng thuốc của sâu, bảo vệ thiên địch, bảo vệ môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 

Sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học Anonin 1EC của Tân Thành giúp bà con quản lý dịch hại theo quy trình “Sức Mạnh Sinh Học”.

Với cơ chế tác động như trên khi sử dụng sản phẩm Anonin 1EC, bà con phun liều 50ml/bình 25 lít để diệt trừ sâu cuốn lá lúa, đối với sâu tơ bắp cải, sâu xanh cà chua phun liều 100ml/bình 25 lít, lượng nước phun 400 -500 lít/1 ha, phun khi sâu ở tuổi 1-2, kết quả sau 2 ngày phun đã thấy sâu chết và hiệu lực diệt sâu sẽ tăng cao sau từ 3 - 5 ngày phun.

Sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học Anonin 1EC của Tân Thành ra đời góp phần hoàn thiện bộ sản phẩm giúp bà con quản lý dịch hại theo quy trình “Sức Mạnh Sinh Học”, một quy trình sẽ giúp nhà nông tăng năng suất vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, vừa bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Hướng đến một giải pháp sản xuất lúa an toàn và bền vững trong tương lai.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.