| Hotline: 0983.970.780

Phun thuốc nhiều mới... yên tâm

Thứ Ba 13/08/2019 , 08:31 (GMT+7)

Chúng tôi tìm về tỉnh Đồng Nai, địa phương có diện tích cây ăn quả lớn nhất khu vực miền Đồng Nam bộ, thời điểm này nhiều vườn trái cây sau khi thu hoạch xong vụ hè nông dân lại đang tiếp tục chăm sóc để dưỡng cho ra đợt bông mới.

16-03-35_nh_1
Mùa mưa, nước rửa trôi thuốc, nhiều nông dân lại mang bình ra xịt thuốc BVTV như “tắm lại” cho vườn cây.

Anh Lại Hồng C, giám đốc một HTX Dịch vụ nông nghiệp cây ăn trái tại xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc dẫn chúng tôi tham quan các vườn xoài đang thời điểm ra bông, chia sẻ: Cây xoài thường có rất nhiều loại sâu cuốn lá, sâu đục trái, bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ… nên việc phun thuốc để phòng trừ là bình thường.

Đặc biệt, trồng xoài sợ nhất vào mùa mưa, vì khi cây ra bông gặp mưa nhiều, chỉ cần ngưng phun xịt thuốc thì bông sẽ bị thối rụng hết ngay. Do vậy, có tháng cao điểm phải “đánh thuốc” cả chục lần, toàn chọn các loại thuốc đặc trị phun thì mới diệt được sâu và nấm bệnh hiệu quả. Nhất là vào thời điểm xoài đang ra bông như bây giờ thì cứ liên tục 3 ngày phun/lần, hầu như trong những tháng mưa chẳng có ngày nào… ngưng phun thuốc.

Tương tự, dẫn chúng tôi đi tham quan những khu vườn mít, bưởi vừa trồng mới thay thế diện tích tiêu, điều kém hiệu quả bị phá bỏ, anh Nguyễn Thanh P, một nông dân sản xuất giỏi cấp quốc gia ở xã Hưng Lộc thẳng thắn chia sẻ: “Việc khuyến khích nông dân cơ cấu lại cây trồng theo xu hướng thị trường là cần thiết, vì không thể cứ giữ mãi một loại cây trồng kém hiệu quả. Chỉ có điều, hiện nay vẫn còn nhiều người giữ thói quen lạm dụng phân, thuốc BVTV và sử dụng không đúng cách trong quá trình canh tác gây ô nhiễm môi trường thì rất đáng lo ngại”.

16-03-35_nh_2
Đủ loại vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng xong vứt bừa xuống ruộng.

Theo anh P, ngày xưa ruộng vườn còn khá sạch vì nông dân ít phun xịt, mỗi năm cùng lắm chỉ vài ba lần, còn bây giờ thì cứ phun vô tội vạ, có những vườn cây phun tới mấy chục lần một năm, thậm chí càng mưa bà con càng phun mạnh. Môi trường vùng nông thôn cũng vì thế không còn trong lành như trước.

Để tìm hiểu thực tế, chúng tôi ghé thăm vườn bưởi được xem là kiểu mẫu của gia đình ông Bùi Văn H tại xã Hưng Lộc, đúng lúc ông đang kéo dây phun thuốc ngoài vườn. Nhìn vườn bưởi thấy mật độ trồng khá dày, nhiều cây đang ra bông và trái nhỏ.

Sau khi phun xong thùng thuốc, ông H ngưng việc và cởi vội chiếc áo khoác ngoài ướt đẫm mồ hôi, hổn hển nói: “Vừa thu hoạch xong đợt trái là mình phải tranh thủ phun thuốc ngay để dưỡng bông, nếu không nguy cơ sẽ bị rụng hết. Sau đợt này còn tiếp tục phun phòng trừ cả ruồi vàng, nhện… Nói chung mình cứ cảm thấy vườn bất ổn là phải phun ngay thì mới mong giữ được năng suất”.

16-03-35_nh_3
Thuốc trừ cỏ rất độc vẫn được sử dụng tại nhiều vườn cây ăn trái.

Vườn bưởi của gia đình ông H có diện tích 1,3ha, với khoảng 800 gốc bưởi da xanh (từ 1 năm đến 20 năm tuổi), trong đó 600 gốc bưởi đang cho thu hoạch trái. Cứ 2 tuần cắt bán một lần, chi phí đầu tư phân, thuốc, công chiếm khoảng trên 30%/tổng thu/năm. Mặc dù đang hướng đến canh tác hữu cơ an toàn sinh học, nhưng thực tế hiện nay vườn bưởi nhà ông vẫn phải phun, xịt gần như quanh năm.

Phun thuốc theo "khuyến cáo" của cửa hàng

Ngồi quan sát, ghi nhận tại một cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn TX Long Khánh (Đồng Nai), chúng tôi thấy lượng khách ra vào mua phân bón và các loại thuốc xử lý cho cây trồng khá đông. Ở đây hầu như “món” gì cũng có, từ các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, tạo trái… với giá bán khá mềm. Đa số nông dân ghé vào cửa hàng báo bệnh cây trồng, nghe tư vấn xong là chỉ mua phân, thuốc về phun theo “khuyến cáo” của chủ cửa hàng.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất