| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi vườn sầu riêng ảnh hưởng hạn mặn

Thứ Ba 19/05/2020 , 05:35 (GMT+7)

Năm 2020, hạn mặn diễn ra gay gắt ảnh hưởng lớn đến sản xuất vườn cây ăn trái ở ĐBSCL, trong đó cây sầu riêng bị thiệt hại nặng.

Để phục hồi vườn cây sầu riêng sau hạn mặn, quan trọng nhất là chọn sản phẩm phân bón cho phù hợp. Ảnh: Ngọc Trinh.

Để phục hồi vườn cây sầu riêng sau hạn mặn, quan trọng nhất là chọn sản phẩm phân bón cho phù hợp. Ảnh: Ngọc Trinh.

Điều cần đặc biệt lưu ý, sau giai đoạn dài bị ảnh hưởng của hạn mặn, các biểu hiện tiêu cực về tình trạng sức khỏe cây trồng rất phổ biến và nguy hiểm.

Cây dễ bị suy yếu hoặc chết, các loại sâu, bệnh xuất hiện nhiều, cùng với tình trạng rối loạn dinh dưỡng đồng thời xuất hiện hoặc đan xen nhau khiến cho việc chăm sóc cây trở nên khó khăn, phức tạp, tốn kém.

Chính vì vậy, việc nắm bắt bản chất sinh lý, khả năng thích ứng của các loại cây có múi và tác động gây hại của hạn mặn đối với loại cây trồng này cần có các giải pháp chăm sóc một cách hiệu quả. Tuy nhiên việc phục hồi vườn cây ăn trái trở lại như trước là vấn đề bà con rất quan tâm.

Đặc biệt thời gian gần đây khu vực ĐBSCL đã có những cơn mưa trái mùa, báo hiệu cho mùa mưa sắp đến. Mưa đến sẽ giải cứu hàng trăm ngàn ha cây ăn trái bị ảnh hưởng nặng do hạn, mặn kéo dài.

Những năm gần đây diện tích sầu riêng ngày được mở rộng từ Tây Nguyên đến ĐBSCL. Có thể nói sầu riêng là cây nhà giàu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà nông trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên cây lại rất mẩn cảm với thời tiết cực đoan, mức độ chịu mặn không cao hơn 0,5 g/l. Đặc biệt là đợt hạn mặn vừa qua diễn ra tại các tỉnh ĐBSCL có hàng loạt vườn cây sầu riêng bị suy kiệt, thậm chí cây chết do thiếu nước tưới và mặn bao quây.  

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Tiền Giang, toàn tỉnh có 12.000 ha trồng sầu riêng, trồng tập trung nhiều nhất các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và Châu Thành…

Đợt hạn mặn vừa qua đã làm hàng ngàn ha vườn cây sầu riêng bị cháy lá, rụng lá, suy cây… có nguy cơ chết và giảm năng suất trong những mùa vụ tới.

Nghiêm trọng nhất là tại các xã Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Trung, Long Tiên của huyện Cai Lậy, có từ 30 - 40% số cây sầu riêng bị chết, nhất là đối với các cây có tuổi thọ cao.

Từ bài học kinh nghiệm của đợt hạn mặn năm 2015-2016 đã được rút ra ở nhiều nông dân trồng sầu riêng tại ĐSBSCL., Công ty Behn Meyer xin chia sẻ lại những kinh nghiệm cùng bà con:

Để phục hồi vườn sầu riêng sau đợt hạn mặn, trước hết nông dân chọn phương án là rửa mặn cho đất. Khi vườn sầu riêng bị tưới nước nhiễm mặn trong thời lâu, hàm lượng muối hòa tan cao làm áp suất thẩm thấu dung dịch lớn hơn áp suất thẩm thấu tế bào, chênh lệch áp suất làm rễ cây không hút được nước và dinh dưỡng, màng tế bào bị phá vỡ, dẫn đến cây bị mất nước, héo.

Phân bón hữu cơ Growel 3-3-3 của Công ty Behn Meyer giúp vườn cây ăn trái phục hồi nhanh sau hạn mặn. Ảnh: Ngọc Trinh.

Phân bón hữu cơ Growel 3-3-3 của Công ty Behn Meyer giúp vườn cây ăn trái phục hồi nhanh sau hạn mặn. Ảnh: Ngọc Trinh.

Mặn cũng phá hủy cấu trúc đất, đất bị nén chặt, giảm tính thấm nước và thoát nước, thiếu sự thoáng khí cho vùng rễ. Rửa mặn cần thực hiện biện pháp tưới ngọt liên tục từ 3-5 ngày (ngày tưới 2-3 lần, mỗi lần 15-30 phút, tưới bằng béc phun) để rửa trôi muối tích tụ trong đất. Sau đó tiến hành bón vôi 1kg/cây, tưới nước sạch để vôi tan trong đất, việc bón vôi nhằm để các ion Canxi ( Ca++) đẩy ion Natri ( Na+) ra khỏi keo đất.

Do ảnh hưởng của hạn, mặn nên hệ rễ của cây trồng bị hư hại nặng, khả năng ra rễ mới và hấp thu phân bón để hồi phục rất kém. Cây trồng rất cần loại phân bón vừa dễ dàng hấp thu, vừa thúc đẩy rễ phát triển nhanh và mạnh hơn.

Để phục hồi bộ rễ cây, cải thiện cấu trúc đất, giúp đất tăng cường giữ chất dinh dưỡng, bà con bón phân hữu cơ khoáng Growel 3-3-3 của Công ty Behn Meyer. Growel có hàm lượng hữu cơ hữu dụng cao, dễ dàng chuyển hóa dạng mùn (chỉ số C/N ~10). Sản phẩm được sản xuất với công nghệ đặc biệt, nên hữu cơ được cung cấp từ từ cho cây sử dụng giúp sung khỏe trở lại.

 

 

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.