| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên: Tăng cường quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Thứ Tư 02/06/2021 , 08:39 (GMT+7)

Để nuôi trồng thủy sản giành thắng lợi, Sở NN-PTNT Phú Yên đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý môi trường vùng nuôi.

Môi trường đảm bảo, người nuôi có lãi

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn ổn định, dịch bệnh trên thủy sản nuôi có xảy ra nhưng không đáng kể.

Ông Trần Văn Chiến, người nuôi tôm ở phường Hòa Hiệp Nam (TX Đông Hòa), cho biết, gia đình ông có gần 1,5 ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhờ thời tiết thuận lợi, quản lý theo dõi môi trường nước tốt nên vụ nuôi đầu gia đình ông thu hoạch có lãi khoảng 30 triệu đồng. Hiện gia đình ông thả nuôi vụ thứ 2, tôm nuôi đã gần 2 tháng, sinh trưởng và phát triển bình thường.

Vụ đầu, nhiều người thủy sản ở hạ lưu sông Bàn Thạch có lãi. Ảnh: Kim Sơ.

Vụ đầu, nhiều người thủy sản ở hạ lưu sông Bàn Thạch có lãi. Ảnh: Kim Sơ.

Tuy nhiên thời gian gần đây do thời tiết có biến động, thỉnh thoảng có mưa dông nên một số tôm nuôi bị chết nhưng số lượng không đáng kể. Ông Chiến hy vọng từ nay đến ngày thu hoạch khoảng 1 tháng nữa, thời tiết không gây bất lợi, tôm nuôi thu hoạch cho năng ổn định, có lãi.

Còn gia đình ông Nguyễn Văn Bút, người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm (TX Đông Hòa), cho hay, vụ nuôi thứ nhất vừa qua, một vài hồ nuôi trên địa bàn xảy ra tình trạng tôm bị bệnh. Song so với mọi năm tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ít hơn.

Gia đình ông Bút nuôi 3 hồ tôm thẻ chân trắng với diện tích khoảng 1,8ha. Ở vụ đầu, ông nuôi tôm không bị bệnh. Tuy nhiên tôm phát triển rất chậm nên phải đến 3 tháng mới thu hoạch. Đây cũng là tình trạng chung đối với nhiều hộ nuôi tôm ở đây. Đặc biệt, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 tôm nuôi chủ yếu tiêu thụ nội địa nên giá bán tôm không cao. Do đó vụ này sau khi trừ chi phí, ông chỉ lãi hơn 40 triệu đồng. Còn vụ nuôi thứ 2 gia đình ông vẫn đang thả nuôi, cũng chưa có dấu hiệu về dịch bệnh.

Người nuôi tôm thẻ chân trắng đang chăm sóc, quản lý môi trường nuôi để vụ nuôi thắng lợi. Ảnh: Kim Sơ.

Người nuôi tôm thẻ chân trắng đang chăm sóc, quản lý môi trường nuôi để vụ nuôi thắng lợi. Ảnh: Kim Sơ.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Thuận, Trưởng phòng Kinh tế TX Đông Hòa, đến nay vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch đã thả khoảng 475 ha tôm thẻ chân trắng, đạt hơn 50% so với kế hoạch và tăng khoảng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 180 ha đã thu hoạch, năng suất bình quân đạt khoảng 5,6 tấn/ha.

Về diện tích tôm nuôi bị bệnh đến nay đã có 20ha, tôm nuôi chủ yếu bị bệnh hoại tử gan tụy cấp. Đối với các hồ nuôi có tôm bị bệnh, phòng kinh tế đã phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra, hướng dẫn người nuôi cách phòng trị bệnh trên tôm nuôi, đồng thời đã hỗ trợ hóa chất Sodium Chlorite 20% để xử lý ao tôm bị bệnh. Cũng như đã cử cán bộ tiếp tục theo dõi, hướng dẫn người nuôi về cách chăm sóc và phòng bệnh cho tôm nuôi nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng dịch bệnh.

Cần chủ động phòng bệnh trên thủy sản

Mới đây, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Phú Yên đã lấy mẫu nước tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm. Kết quả quan trắc môi trường nước cho thấy có một số chỉ tiêu nằm ngoài ngưỡng giới hạn cho phép.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi thường xuyên theo dõi sức khỏe thủy sản trong tình hình thời tiết nắng nóng. Ảnh: Minh Hậu.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi thường xuyên theo dõi sức khỏe thủy sản trong tình hình thời tiết nắng nóng. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Ngô Xuân Lai, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp khuyến cáo người nuôi thủy sản nên lấy nước vào ao chứa lắng, xử lý bằng các chế phẩm vi sinh giúp ổn định môi trường, kiểm tra các thông số môi trường đạt chuẩn trước khi cấp vào ao nuôi, nhất là các vùng nuôi thuộc TX Đông Hòa.

Bên cạnh đó, trong những ngày qua, thời tiết nhiều nơi trong khu vực có nắng nóng, người nuôi nên thường xuyên theo dõi sức khỏe thủy sản nuôi, đồng thời theo dõi các thông số môi trường như nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan…để có phương pháp xử lý kịp thời.

Cùng với đó bổ sung các vitamin C, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng và chủ động phòng bệnh cho thủy sản nuôi. Ngoài ra, khi trời nắng nóng, người nuôi nên chủ động giảm lượng thức ăn cho tôm nuôi tránh thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nền đáy ao nuôi. Đối với các vùng nuôi tôm hùm, duy trì lồng nuôi tại tầng giữa hoặc cách đáy khoảng 1,5-2m để tránh thiếu ôxy cục bộ cho tôm nuôi. Các hộ nuôi thường xuyên theo dõi diễn biến môi trường, màu nước, chú ý kiểm tra sự phân tầng của nước, theo dõi hoạt động, sức khỏe tôm nuôi.

Theo ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, các địa phương có nuôi trồng thủy sản, cần tăng cường các giải pháp quản lý tốt môi trường vùng nuôi, đồng thời thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp.

Khi phát hiện thủy sản nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị nhiễm bệnh, người nuôi cần báo cáo cho chính quyền địa phương hoặc trạm chăn nuôi và thú y biết để có biện pháp xử lý kịp thời, tuyệt đối không xả nước, chất thải chưa qua xử lý hoặc xác thủy sản chết, bị bệnh ra môi trường. Khuyến khích các hộ nuôi trong cùng một vùng tổ chức sản xuất theo tổ cộng đồng, áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và an toàn vùng nuôi.

Ông Đào Quang Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên cho biết, đến nay diện tích thả nuôi thủy sản các loại trên địa bàn tỉnh khoảng 1.315ha tăng 0,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó diện tích thả nuôi cá các loại khoảng 155 ha, tôm khoảng 950 ha, thủy sản các loại khoảng 210 ha. Đối với nuôi thủy sản lồng bè, đến nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 78.220 lồng giảm 3,5% so với năm trước, trong đó huyện Tuy An gần 7.700 lồng, TX Đông Hòa là 13.645 lồng và TX Sông Cầu khoảng 56.875 lồng giảm hơn 2.820 lồng. Từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi có xảy ra ở một số vùng nuôi nhưng diện tích không đáng kể.  

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.