| Hotline: 0983.970.780

Phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030

Thứ Ba 27/08/2024 , 16:39 (GMT+7)

Chính phủ vừa ban hành Quyết định 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó nhấn mạnh tới hoạt động phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững.

Cán bộ kiểm lâm phối hợp người dân tuần tra rừng. Ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái.

Cán bộ kiểm lâm phối hợp người dân tuần tra rừng. Ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái.

Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 là đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định 42 - 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5% đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030. Giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ USD (quy đổi) vào năm 2030.

Trồng rừng sản xuất bình quân 238.000 ha/năm, trồng rừng phòng hộ và đặc dụng bình quân 8.600 ha/năm, phục hồi rừng tự nhiên bình quân 22.500 ha/năm, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2030 đạt trên 1 triệu ha.

Sản lượng gỗ khai thác trong nước đạt 35 triệu m3 vào năm 2025 và 50 triệu m3 vào năm 2030. Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020.

Thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm. GIai đoạn 2021 - 2025 thu khoảng 3.500 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2026 - 2030 thu khoảng 4.000 tỷ đồng/năm.

Đến năm 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Quy hoạch cũng định hướng đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Đồng thời, góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước...

Theo định hướng quy hoạch, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao, giống cây bản địa mọc nhanh có năng suất, chất lượng phục vụ phát triển rừng sản xuất, rừng gỗ lớn. Đảm bảo cung cấp bình quân 575 triệu cây/năm.

Giai đoạn 2021 - 2025, trồng 1,18 triệu ha, bình quân 235.700 ha/năm. Trong đó, trồng mới 178.400ha, bình quân 35.700 ha/năm. Giai đoạn 2026 - 2030, trồng 1,29 triệu ha, bình quân 257.800 ha/năm. Trong đó, trồng mới là 88.800ha, bình quân 17.800 ha/năm. Diện tích trồng rừng gỗ lớn đến năm 2030 dự kiến đạt 1 triệu ha.

Diện tích đất lâm nghiệp thời kỳ 2021 - 2030 được quy hoạch là 15,848 triệu ha. Trong đó, diện tích đất rừng đặc dụng là 2,45 triệu ha (chiếm 15,5%), đất rừng phòng hộ là 5,23 triệu ha (chiếm 33%), đất rừng sản xuất là 8,16 triệu ha (chiếm 51,5%). Diện tích đất có rừng là 14,7 triệu ha, chiếm 92,7% diện tích đất lâm nghiệp.

Căn cứ Quyết định 895, Thủ tướng giao Bộ NN-PTNT chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch, bảo đảm thống nhất, tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, Bộ NN-PTNT hoàn thành bàn giao cho địa phương có rừng bản đồ tỷ lệ 1/100.000. Ngoài ra, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh triển khai thực hiện quy hoạch.

Bộ NN-PTNT có trách nhiệm định kỳ tổ chức báo cáo, đánh giá tình hình triển khai quy hoạch khi kết thúc từng giai đoạn trung hạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030. Đồng thời, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu để báo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tiễn trong từng thời kỳ.

Trước đó, vào ngày 14/6, Hội đồng thẩm định đã thông qua Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia. Trong thời gian hơn 2 tháng qua, Bộ NN-PTNT tiếp tục hoàn thiện, tiếp thu, chỉnh sửa trước khi trình Chính phủ ban hành chính thức.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Bình luận mới nhất