| Hotline: 0983.970.780

Thông qua Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030

Thứ Sáu 14/06/2024 , 22:34 (GMT+7)

Chiều 14/6, Hội đồng thẩm định, do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì, bỏ phiếu nhất trí thông qua dự thảo Quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bên liên quan phản hồi (nếu có) chậm nhất đến thứ Sáu 21/6. Ảnh: VGP.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bên liên quan phản hồi (nếu có) chậm nhất đến thứ Sáu 21/6. Ảnh: VGP.

Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia được xây dựng từ năm 2020, trong bối cảnh diện tích rừng tăng đều qua các năm nhưng chất lượng rừng chưa cao, nhất là rừng tự nhiên. Thống kê của Cục Lâm nghiệp cho thấy, có tới 66,5% rừng nghèo và 24,8% rừng trung bình.

Bên cạnh đó, năng suất rừng trồng thấp, chủ yếu là cung cấp gỗ nhỏ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của ngành chế biến gỗ và xuất khẩu. Trình độ công nghệ trong các lĩnh vực của ngành còn thấp; môi trường đầu tư nhiều rủi ro. Tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng như chặt phá, xâm lấn, khai thác rừng trái phép vẫn xảy ra.

Để khắc phục những tồn tại này, quy hoạch chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có. Tốc độ tăng giá trị gia tăng sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5 - 5,5%/năm.

Trồng rừng sản xuất bình quân 238.000 ha/năm; trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bình quân 8.600 ha/năm. Phục hồi rừng tự nhiên bình quân 22.500 ha/năm. Diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2030 đạt trên 1 triệu ha.

Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030. Giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030.

Thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm. Tổng thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.500 tỷ/năm giai đoạn 2021-2025 và 4.000 tỷ đồng giai đoạn 2026-2030.

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc thời kỳ 2021-2030 là 15,848 triệu ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng đặc dụng chiếm 15,5%, rừng phòng hộ chiếm 33%, rừng sản xuất chiếm 51,5%. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%.

Bộ NN-PTNT dự kiến cần hơn 200.000 tỷ đồng để thực hiện Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia 2021-2030.

Bộ NN-PTNT dự kiến cần hơn 200.000 tỷ đồng để thực hiện Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia 2021-2030.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đặt kỳ vọng lớn vào Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn tới. Ông cho rằng, thông qua quy hoạch, tiềm năng, lợi thế về các giá trị gián tiếp như đa dạng hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn gene của rừng sẽ được cải thiện.

Bộ trưởng cũng dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch là 217.305 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 cần khoảng gần 107.000 tỷ, chiếm gần 50% tổng nhu cầu vốn

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu dự thảo quy hoạch. Chậm nhất thứ Sáu 21/6, gửi các ý kiến góp ý bổ sung (nếu có) để Bộ NN-PTNT hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN-PTNT rà soát, bảo đảm chính xác số liệu về diện tích đất rừng, rừng của các địa phương; xác định rõ diện tích của từng loại rừng trên đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất và diện tích rừng trên đất khác (đất nương rãy, vườn đồi).

Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia cần hạn chế tối đa việc điều chỉnh, đưa ra ngoài quy hoạch đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bởi rừng đang là lợi thế của Việt Nam, không chỉ tạo sinh kế cho người dân mà còn giúp bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

Ông cũng chỉ rõ, việc phải thống kê đầy đủ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, nhằm chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đầu vào, từ đó ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất, phát triển lâm nghiệp.

Quy hoạch Lâm nghiệp là một trong 4 quy hoạch ngành quốc gia giai đoạn đến năm 2030 do Bộ NN-PTNT chủ trì, tổ chức biên soạn. Ngoài ra, còn Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản và Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.