| Hotline: 0983.970.780

Phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ

Thứ Ba 06/02/2024 , 09:09 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT ban hành Chỉ thị về phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' xuân Giáp Thìn, đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền...

Cán bộ, nhân viên Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV) phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ (TP.HCM) trồng rừng ngập mặn bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. 

Cán bộ, nhân viên Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam (CPV) phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ (TP.HCM) trồng rừng ngập mặn bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. 

Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng- sự kiện có ý nghĩa lớn nhằm động viên khuyến khích nhân dân cả nước khởi đầu một mùa trồng cây, trồng rừng, một năm lao động sản xuất thắng lợi. Đồng thời thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; các cấp, các ngành và nhân dân cả nước đã hăng hái tham gia phong trào trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng và đạt được nhiều kết quả rất tích cực. Lâm nghiệp đã từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, khôi phục môi trường xanh, sạch, đẹp, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu để phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Đặc biệt, trong 3 năm vừa qua, thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã trồng được 770 triệu cây xanh, đạt 121,4% so với kế hoạch 3 năm, trong đó gồm 335 triệu cây xanh phân tán và trồng mới 435 triệu cây xanh tập trung (tương đương với 212.370 ha).

Đáng chú ý, một số địa phương trồng cây xanh đạt kết quả cao như các tỉnh Lào Cai (61,64 triệu cây); Phú Thọ (52 triệu cây); Long An (45,32 triệu cây); Gia Lai (37,28 triệu cây); Nghệ An (34,38 triệu cây). Nhiều địa phương trồng được trên 20 triệu cây như Lai Châu, Lâm Đồng, Kom Tum, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái, Sơn La và Cà Mau. Các tỉnh trồng trên 15 triệu cây gồm Bắc Giang, Hà Giang, Quảng Nam, Quảng Trị, Phú Yên.

Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương cũng tích cực hưởng ứng tham gia phong trào trồng cây xanh với nhiều cách làm sáng tạo. Việc tổ chức trồng cây, trồng rừng được Đảng, Nhà nước thường xuyên quan tâm chỉ đạo; Chủ tịch nước phát động “Tết trồng cây” hàng năm và các bộ ngành, địa phương hưởng ứng, nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ.

Đối tượng loài cây trồng là các loài cây thân gỗ, cây lâu năm, cây đa mục tiêu, ưu tiên các loài cây bản địa, gồm: Cây xanh đô thị trồng trên vỉa hè đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng, vườn nhà và các công trình công cộng khác... Cây xanh nông thôn: trồng trên đất vườn nhà, hành lang giao thông, ven sông, kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, nương rẫy; trong khuôn viên các trụ sở, trường học, các công trình tín ngưỡng, công trình công cộng khác khu vực nông thôn; khu canh tác nông nghiệp, các mảnh đất nhỏ phân tán và đất chưa sử dụng khác…

Riêng năm 2023, với sự cố gắng của các địa phương, cả nước đã trồng được 260.000 ha rừng trồng tập trung và 127 triệu cây xanh phân tán, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 14,4 tỷ USD, trong đó xuất siêu là 12,2 tỷ USD; sản lượng khai thác đạt trên 22 triệu m3 gỗ.

Cũng trong năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng được duy trì 42,02%; công tác bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực, theo hướng giảm cả về số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại; tiền thu dịch vụ môi trường rừng đạt 4.130 tỷ đồng, trong đó lần đầu tiên nước ta thu được từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng với số tiền gần 1.200 tỷ đồng.

Kế hoạch năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt ra những chỉ tiêu cơ bản là: Tốc độ gia tăng sản xuất lâm nghiệp từ 3,5% đến 4,0%; trồng rừng 245.000 ha; trồng mới 127 triệu cây xanh; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ 15,2 tỷ USD; thu dịch vụ môi trường rừng 3.200 tỷ đồng; duy trì tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42,02%.

Để đạt được những mục tiêu trên, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng; các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.

Việc tổ chức phát động “Tết trồng cây” phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; chú trọng lựa chọn cây trồng bản địa, cây rừng đa tác dụng. Ngoài trồng rừng tập trung, tăng cường trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu văn hóa-lịch sử, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp…

Với tinh thần cố gắng phấn đấu thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2024, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” sẽ tạo động lực để các địa phương, ngành chức năng cùng người dân đồng lòng trồng cây, trồng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho đất nước ngày càng thêm xanh tươi, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Lập chốt kiểm dịch liên ngành, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

GIA LAI Trước tình hình trên địa bàn đã xảy ra nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi, lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo phải quyết liệt với công tác phòng chống dịch bệnh này.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Làm chủ cánh đồng 50 hecta bằng công nghệ hiện đại

HẢI PHÒNG Nhờ tích tụ đất và đầu tư công nghệ hiện đại, anh Nguyễn Văn Hùng ở Hải Phòng đã cơ giới hóa 100%, mở ra hướng đi mới trong sản xuất lúa.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất