| Hotline: 0983.970.780

Phân chia quyền sử dụng đất cho từng thành viên trong hộ gia đình

Thứ Tư 23/10/2019 , 17:14 (GMT+7)

(TN&MT) - Các thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất. Các thành viên hộ gia đình muốn phân chia quyền sử dụng đất cho từng thành viên thì trình tự thực hiện theo quy định pháp luật.

Tôi nhận thấy, hiện nay, khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp được chia ruộng đất theo định suất từ năm 1992, khi đó còn nhỏ, ở chung với bố mẹ và đã được công nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ hộ gia đình là bố hoặc mẹ. Đến nay, các con đã trường thành, làm công chức, giáo viên, bác sỹ... và không trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp; Bố mẹ muốn trả lại ruộng đất cho các con, nhưng các con không đủ điều kiện để nhận lại ruộng. Vậy, pháp luật có quy định như thế nào để tháo gỡ vướng mắc trên?

Ảnh minh họa

Trả lời

Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau: 

Đúng như bạn đã biết, khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 có quy định: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Trong khi đó, khoản 29 Điều 3 của Luật đất đai năm 2013 quy định: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Như vậy, trường hợp được chia ruộng đất theo quy định suất từ năm 1992, khi đó còn nhỏ, ở chung với bố mẹ và đã được công nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ hộ gia đình là bố hoặc mẹ thì các thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất. Nay, các thành viên hộ gia đình muốn phân chia quyền sử dụng đất cho từng thành viên thì trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 84 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. Cụ thể:

Gia đình bạn phải nộp hồ sơ xin chia tách đất của hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất.

 Việc nộp hồ sơ đăng ký nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 79 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất hoặc nhận quyền sử dụng một phần thửa đất đã cấp Giấy chứng nhận;

Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính;

Xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu;

Cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

 

Xem thêm
Gỡ khó cho giết mổ tập trung: [Bài 1] Khánh Hòa loay hoay

Thiếu cơ chế chính sách hấp dẫn nên thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư các cơ sở giết mổ tập trung.

Triển vọng phát triển 3.000ha cây gai xanh tại Quảng Trị

Cây gai xanh AP1 trồng thử nghiệm tại Quảng Trị phát triển tốt, mang lại tín hiệu khả quan.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Tuần biển cùng Kiểm ngư Quảng Bình

Quảng Bình Có dịp tuần biển cùng Kiểm ngư Quảng Bình, sẽ thấy, không chỉ tuần tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, họ còn là người đồng hành tin cậy với ngư dân

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.