| Hotline: 0983.970.780

Nuôi vịt 'méo mặt' vì khó tiêu thụ

Thứ Ba 07/04/2020 , 09:09 (GMT+7)

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều hộ nuôi ở Thừa Thiên - Huế lao đao vì đàn vịt đã đến ngày xuất chuồng nhưng khó khăn đầu ra.

Ông Trình đang lo lắng từng ngày vì đàn vịt cả ngàn con khó khăn đầu ra. Ảnh: Tiến Thành.

Ông Trình đang lo lắng từng ngày vì đàn vịt cả ngàn con khó khăn đầu ra. Ảnh: Tiến Thành.

Nhìn trang trại vịt còn hơn 1.000 con đã quá lứa xuất chuồng nhưng đến nay chưa thể bán, ông Nguyễn Tấn Trình, trú thôn La Chữ, Hương Chữ, TX. Hương Trà rầu rĩ cho biết, lứa vịt nuôi này của gia đình ông đã hơn 80 ngày mà chưa xuất chuồng được.

Theo ông Trình, những năm trước chỉ cần vịt khoảng 60 ngày là mối lái đến “rào đàn” rồi tiến hành thu mua dần. Giờ ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, trường học, hàng quán đều nghỉ nên hơn tháng nay không thấy thương lái ghé mua.

Trong khi đó, mỗi ngày gia đình ông phải tiêu tốn gần 2 triệu đồng tiền thức ăn để chăm đàn vịt đã quá lứa và chờ được xuất chuồng.

“Thương lái không thấy đến, có người tới mà trả giá thấp nên tôi không bán. Tiền thức ăn, công cán, thuốc men… cũng tốn cả trăm triệu, cứ kéo dài như thế này gia đình tôi phải chịu lỗ nặng”, ông Trình buồn bã.

Ông Trần Kế, trú Hương Phong, TX.Hương Trà cũng đang đứng ngồi không yên khi còn khoảng 500 con vịt nuôi quá lứa chưa thể tiêu thụ. Đó cũng là hoàn cảnh của nhiều hộ nuôi vịt ở Thừa Thiên - Huế vịt đã đến lứa xuất chuồng nhưng vắng bóng thương lái, trong khi chi phí chăn nuôi tăng... Nhiều hộ đã huy động người thân đem đến các chợ bán lẻ để bán với giá bèo.

Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX. Hương Trà Lê Hoài Nam, địa phương này đang có khoảng 4.000 con vịt cần được tiêu thụ. Vừa qua Trung tâm cũng đã phối hợp với các cơ quan ban ngành đã tiêu thụ được 3.000 con, cùng với đó, các hộ nuôi cũng tự bán khoảng hơn 700 con.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi trước ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã triển khai nhiều biện pháp giải cứu nông sản cho người dân  như: đưa thông tin nông sản cần giải cứu lên Sàn thương mại điện tử kinh tế hợp tác, vận động cán bộ, công nhân, viên chức mua hỗ trợ…

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Thừa Thiên- Huế cho biết, thông qua giải cứu nông sản đến nay đã có hơn 36.000 con vịt và 40.000 con gà của người dân được tiêu thụ. Chi cục cũng đang phối hợp với lực lượng chức năng địa phương để tiếp tục triển khai các giải pháp để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân.

Xem thêm
Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Hàng nghìn ha cao su bị rụng lá, khô cành

QUẢNG BÌNH Gần tháng nay, hàng ngàn ha cao su đang vào kỳ khai thác tại Quảng Bình bị héo khô lá, gây thiệt hại nặng.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.