| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm 2 giai đoạn an toàn sinh học cầm chắc phần thắng

Thứ Năm 20/10/2022 , 19:12 (GMT+7)

Nuôi tôm 2 giai đoạn an toàn sinh học giúp ông Cần lãi ròng 2 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều hộ nuôi tôm tại Vĩnh Thái cũng tìm đến ông Cần học hỏi kinh nghiệm.

Ông Bùi Quang Cần (trái) chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn an toàn sinh học. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Bùi Quang Cần (trái) chia sẻ kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn an toàn sinh học. Ảnh: Võ Dũng.

Tháng 4/9/2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hộ thực hiện mô hình là ông Bùi Quang Cần tại thôn Tân Thuận, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh với quy mô 0,5ha. Với mật độ thả giống 80con/m2, sau 3 tháng nuôi, sản lượng đạt 5,4 tấn (năng suất 10,8 tấn/ha), lợi nhuận thu về 184 triệu đồng/0,5ha/vụ.

Bài liên quan

Ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho hay, hộ thực hiện mô hình được hỗ trợ thức ăn, chế phẩm sinh học và con giống trong vụ nuôi đầu tiên. Điều quan trọng nhất không phải là hộ thực hiện mô hình được hưởng nguồn hỗ trợ mà thiết thực hơn, một kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng mới, an toàn đã được chuyển giao và có sức lan tỏa lớn.

Nhờ nuôi tôm 2 giai đoạn an toàn thực phẩm, có sử dụng chế phẩm sinh học, trong khi nhiều hộ nuôi tôm tại Vĩnh Thái quanh năm thất bát thì từ năm 2019 đến nay, ông Cần gần như thắng tuyệt đối. Đến nay, ông đã tăng diện tích nuôi tôm 2 giai đoạn lên 1 ha, nhiều hộ dân trong xã đến học hỏi kinh nghiệm và đều cho những vụ tôm thắng lớn.

“Tôi dùng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nuôi. Tôm nhập về được ương dèo trong ao có mái che từ 17-20 ngày (giai đoạn 1) sau đó thả ra ao nuôi lớn ngoài trời. Sau giai đoạn 1, tôm đã có sức đề kháng tốt nên khi ra môi trường lớn hơn sẽ phát triển nhanh chóng, ít dịch bệnh (giai đoạn 2)” – ông Cần chia sẻ.

Giai đoạn tôm đạt size 100-120 con/kg, ông Cần sẽ bán tỉa. Số còn lại duy trì đến thời điểm đạt size 40-50 con/kg, bán rất được giá. Ảnh: Võ Dũng.

Giai đoạn tôm đạt size 100-120 con/kg, ông Cần sẽ bán tỉa. Số còn lại duy trì đến thời điểm đạt size 40-50 con/kg, bán rất được giá. Ảnh: Võ Dũng.

Tuy nhiên, với tính cách cẩn thận, chịu khó học hỏi, ông Cần còn mở rộng mô hình với hiệu quả kinh tế cao hơn thời điểm được chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn an toàn thực phẩm. Sau khi ương dèo trong ao có mái che, ông Cần thả ra ao lớn với mật độ 400-500 con/m2. Đến thời điểm tôm đạt size 100-120 con/kg, ông sẽ bán tỉa và duy trì trong ao số còn lại đến thời điểm đạt size 40-50 con/kg. Với size này, giá bán cao hơn hẳn. Sản lượng tôm 2 vụ nuôi/năm của ông Cần đạt 60 tấn/ha/năm, lãi ròng 2 tỷ đồng. Đó là điều mà ông mơ ước khi còn nuôi tôm theo cách truyền thống.

“Chỉ có nuôi tôm 2 giai đoạn an toàn sinh học tôi mới kéo về được size lớn như vậy. Tôm được giá nhất vào vụ đông, thời điểm trước, trong và sau tết nhưng ở vùng Bắc Trung bộ, với môi trường khắc nghiệt, ít người nuôi thành công và đặc biệt là kéo về được size lớn. Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát 2 giai đoạn an toàn sinh học sẽ giải quyết được vấn đề đó” – ông Cần chia sẻ thêm.

Cũng theo ông Cần, nuôi tôm thẻ chân chắng 2 giai đoạn an toàn sinh học còn có nhiều ưu điểm như dễ quản lý được dịch bệnh, giảm được 50-60% chi phí đầu vào trong tháng đầu tiên; tỷ lệ sống cao; giảm thời gian nuôi từ 15-45 ngày/vụ so với cách nuôi truyền thống. Tỷ lệ thành công khi nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn đạt 70-75%.

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn an toàn sinh học đang được nhân rộng tại xã Vĩnh Thái. Ảnh: Võ Dũng.

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn an toàn sinh học đang được nhân rộng tại xã Vĩnh Thái. Ảnh: Võ Dũng.

Hiện nay, ông Cần đang có kế hoạch để mở rộng diện tích nuôi và chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn an toàn sinh học cho nhiều hộ dân trong xã. Tuy nhiên, ông Cần cũng khuyến cáo người nuôi tôm, muốn nuôi thành công theo kỹ thuật mới, người nuôi phải tuyệt đối tuân thủ kỹ thuật và mua tôm giống tại những cơ sở đảm bảo bởi chất lượng tôm giống có tính chất quyết định đối với thành bại của nghề nuôi tôm.

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn an toàn sinh học đầy triển vọng

Ông Nguyễn Hữu Trường, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái cho hay, đây là địa phương có tiềm năng phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, từ vài năm lại đây, nhiều hộ dân đã thất bại nặng nề buộc phải chuyển sang nuôi các loại cá đặc sản. Mô hình của ông Bùi Quang Cần thành công ngoài mong đợi và cần được nhân rộng để người dân địa phương phát triển kinh tế. Mô hình mở ra hi vọng cho nghề nuôi tôm tại xã Vĩnh Thái.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.