| Hotline: 0983.970.780

Nuôi thủy sản theo công nghệ 'sông trong ao'

Thứ Ba 06/11/2018 , 07:30 (GMT+7)

Mới đây, tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết mô hình "Nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ “sông trong ao” nhằm đánh giá hiệu quả để mở rộng sản xuất.

Nuôi bền vững

Tham dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn của Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội, lãnh đạo Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông của 18 huyện trên địa bàn thành phố và lãnh đạo xã Sài Sơn.

15-25-45_nh_2
Các đại biểu tham quan mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ “sông trong ao”

Trước khi diễn ra hội thảo, các đại biểu đã trực tiếp tham quan mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ “sông trong ao” tại hộ gia đình ông Phan Nhân Lợi (thôn Đa Phúc – Sài Sơn). Tại đây, đoàn được nghe chủ mô hình chia sẻ về quy trình, cấu tạo và kỹ thuật để cá chép phát triển tốt nhất, cách chăm sóc để các đạt năng suất hiệu quả cao.

Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản của Hà Nội được quan tâm phát triển với nhiều vùng nuôi đã được đầu tư cơ sở hạ tầng như ở Thường Tín, Ba Vì, Phú Xuyên... Cùng với đó, phương thức nuôi của người dân cũng thay đổi sang bán thâm canh và thâm canh có áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong quản lý, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh.

Tuy nhiên, ở các vùng nuôi vẫn còn xảy ra sự lạm dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong phòng trị bệnh, cải tạo môi trường nuôi dẫn đến sự kháng thuốc đối với các động vật nuôi, tồn dư thuốc trong các sản phẩm thủy sản, gây suy thoái môi trường nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Với mục đích góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem đến cho người dân phương pháp nuôi bền vững, tạo vùng sản xuất tập trung, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng của thủ đô Hà Nội, năm 2018 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng mô hình nuôi cá chép ứng dụng công nghệ “sông trong ao”.

Ngay trong năm đầu thực hiện Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai 5 mô hình nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao”, quy mô 5ha tại các huyện Quốc Oai, Thường Tín và Phú Xuyên.

Việc triển khai áp dụng hình thức nuôi theo công nghệ mới này mang lại rất nhiều những ưu điểm như hạn chế việc thay nước, tăng năng suất nuôi trong cùng diện tích, hạn chế việc sử dụng thuốc và hóa chất trong quá trình nuôi. Đây được coi là một trong những giải pháp tạo ra môi trường nuôi an toàn hiệu quả và bền vững.
 

Chẳng hôi tanh mùi bùn

Nuôi theo công nghệ “sông trong ao” đã giảm mùi bùn trong sản phẩm, đồng thời chủ động trong việc thu hoạch góp phần giảm chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Mô hình nuôi cá theo công nghệ mới là hệ thống bể nuôi cá có thiết kế đặc biệt. Ở đầu mỗi bể, có các hệ thống ống dẫn thổi khí liên tục tạo thành dòng chảy như ở các sông suối tự nhiên

Bên cạnh đó, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, sử dụng hệ thống sông để luôn duy trì 24/24 dòng chảy trong ao nước tĩnh với việc thổi khí và quạt nước liên tục, nhờ đó hàm lượng oxy luôn bảo đảm để nuôi mật độ cao. Hệ thống xi phông được sử dụng hàng ngày giúp thu gom chất thải, thức ăn thừa để môi trường nước luôn được đảm bảo.

Chế phẩm sinh học Aqua clear – S được sử dụng định kỳ nhằm góp phần tạo môi trường nuôi bền vững, an toàn. Từ đó, tạo ra sản phẩm sạch, bền vững, ứng dụng công nghệ cao. Hệ thống sông cũng hạn chế việc thay nước trong suốt quá trình nuôi, đồng thời giúp giảm mùi bùn trong sản phẩm sau thu hoạch, cá vận động liên tục nên thịt cá săn chắc, thơm ngon hơn.

15-25-45_nh_6
Máy xử lý và hút thải phân cá ở cuối bể tại mô hình hộ nông dân Phan Nhân Lợi
Trung tâm Khuyến nông đã đề nghị Sở NN-PTNT cho phép tiếp tục triển khai mô hình áp dụng công nghệ mới này trong những năm tới trên địa bàn thành phố.

Khi tham gia mô hình nuôi thí điểm người dân được hỗ trợ toàn bộ cá giống, 30% chế phẩm sinh học, 30% lượng thức ăn nhưng theo người dân điều quan trọng nhất giúp họ thành công với công nghệ nuôi cá hiện đại này là sự hướng dẫn kỹ càng theo dõi sát sao của cán bộ chuyển giao kỹ thuật.

Sau hơn 5 tháng áp dụng mô hình hoàn toàn mới này, năng suất nuôi cá chép của ông Phan Nhân Lợi đã gia tăng gấp bội. “Trước đây, nuôi theo phương pháp cũ năng suất đạt kém lắm, chỉ đạt được tầm 4,5 – 5 tấn/ha. Nhưng từ khi áp dụng và xây mô hình nuôi theo công nghệ này thì số lượng tăng gấp 10 lần. Cá lớn nhanh gần gấp đôi mà,thịt ngon, săn chắc”- ông Lợi chia sẻ.

Tại hội thảo, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đánh giá mô hình đã thu được những kết quả rất khả quan. Kết quả ban đầu cho thấy mô hình đã giúp tăng mật độ nuôi cao gấp 10 - 20 lần, tốc độ tăng trưởng cao hơn 30%, năng suất cao hơn 2 - 3 lần, tỷ lệ nuôi sống đạt trên 87%, thu nhập lên tới 220 – 250 triệu/ha cao gấp 1,5 – 2 lần so với phương pháp nuôi truyền thống.

Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho hay: “Mô hình sau một năm đi vào hoạt động đã cho thấy hiệu quả cao, tuy nhiên yêu cầu về kĩ thuật và kiểm soát phải rất chặt chẽ. Vì thế, chúng tôi cũng khuyến cáo bà con, các hộ phải có diện tích mặt nước phải trên 5.000 mét vuông, thứ hai phải có kinh phí đầu tư tương đối lớn, xấp xỉ 300 triệu đồng và phải nhiệt tình, tận tâm thì mới có thể ứng dụng được mô hình này”.

Mô hình nuôi cá “sông trong ao” được đánh giá là hướng đi hoàn toàn mới nhằm thay đổi tư duy của người nông dân trong nuôi trồng thủy sản, hướng tới sản xuất tiên tiến áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài 1] Nền tảng từ chiến lược đầu tư toàn diện

HẢI PHÒNG Sau sáp nhập, lĩnh vực chăn nuôi và thú y TP. Hải Phòng được kế thừa nền tảng pháp lý khá hoàn chỉnh và nguồn lực đầu tư lớn trong một thập kỷ qua.

Hà Tĩnh: Sâu bệnh hại phát sinh diện rộng và bất thường

Sâu bệnh trên cây trồng phát sinh, gây hại diện rộng và bất thường nhất trong nhiều năm trở lại đây. Ngành chuyên môn phải triệu tập họp khẩn bàn giải pháp ứng phó.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất