Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 7:52 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn an toàn sinh học thế nào?

Thứ Năm 18/07/2019 , 11:10 (GMT+7)

Trước đại dịch tả lợn Châu Phi, rất kỳ lạ là hầu hết các trang trại áp dụng triệt để phương thức chăn nuôi an toàn sinh học đều miễn nhiễm với dịch bệnh nguy hiểm này. Vậy, chăn nuôi an toàn sinh học được hiểu như thế nào?

15-37-47_1
Cần áp dụng phương thức chăn nuôi an toàn sinh học để phòng bệnh và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010 của Bộ NN-PTNT, trong đó có các yêu cầu cơ bản gồm:

Vị trí, địa điểm

Xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư,… tối thiểu 100 m; cách nhà máy chế biến, giết mổ lợn, chợ buôn bán lợn tối thiểu 1 km. Trang trại phải có nguồn nước sạch và xử lý chất thải theo quy định.

Yêu cầu về chuồng trại

Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh; phải bố trí riêng biệt các khu: chăn nuôi, vệ sinh, tắm rửa, khử trùng, thay quần áo, cách ly lợn ốm,… Cổng ra phải bố trí hố khử trùng. Chuồng nuôi phải bố trí hợp lý. Nền chuồng không trơn trượt, có rãnh thoát nước, độ dốc 3 – 5%...

Vách chuồng phải nhẵn. Mái chuồng không bị dột nước khi mưa. Đường thoát nước thải phải kín và không trùng với đường thoát nước khác. Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống không gây độc và dễ vệ sinh. Các kho thức ăn, thuốc thú y, hóa chất và thuốc sát trùng,… thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng…

Yêu cầu về con giống

Lợn giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có giấy kiểm dịch và bản công bố tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly theo quy định. Lợn giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn, phải được quản lý và sử dụng phù hợp theo quy định hiện hành của Bộ NN-PTNT…

Thức ăn, nước uống

Thức ăn nuôi lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không sử dụng thức ăn thừa của đàn lợn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn lợn đã bị dịch cho đàn lợn mới. Nước lợn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trong trường hợp phải trộn thuốc, hóa chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hóa chất; Không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm…

Chăm sóc, nuôi dưỡng

Các trại chăn nuôi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp các loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Mật độ nuôi, cung cấp thức ăn nước uống, vệ sinh thú y phải phù hợp theo quy định hiện hành…

Vệ sinh thú y

Chất sát trùng tại các hố sát trùng phải bổ sung hoặc thay hàng ngày. Phương tiện vận chuyển, người ra vào khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh...

Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định...

Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hóa chất, hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Các chất thải lỏng phải dẫn trực tiếp từ chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp…

Ngoài ra, các trang trại chăn nuôi phải có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và thường xuyên được giám sát và xử lý vi phạm theo quy định…

Xem thêm
Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Mãng cầu Bà Đen - sản vật trứ danh

Nhờ thổ nhưỡng đặc biệt và quy trình sản xuất chuẩn, mãng cầu Bà Đen trở thành niềm tự hào của Tây Ninh, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản sạch, chất lượng cao.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Người đàn bà khóc cùng lúa lai

Ấn tượng của tôi về bà là những dịp trình bày trước hội nghị của Bộ, bà thường khóc khi kể về nỗi truân chuyên của nghề sản xuất lúa lai.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 2] Mỗi hộ dân là một tuyên truyền viên

KHÁNH HÒA Chủ tịch Hội nông dân phường Cam Thuận cho rằng, mỗi hộ dân tham gia tập huấn là một tuyên truyền viên giúp lan tỏa nhận thức bảo vệ môi trường vùng nuôi rộng hơn.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.