| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Quảng Nam lao đao vì kiệu mất mùa, mất giá

Thứ Sáu 05/02/2021 , 16:58 (GMT+7)

Ảnh hưởng của mưa lũ khiến cho nhiều diện tích trồng kiệu Tết của người dân Quảng Nam bị hư hỏng. Ngoài ra, giá kiệu năm nay xuống thấp, nhiều hộ thua lỗ.

Nhiều diện tích kiệu Tết của người dân huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) hư hại do mưa lũ, năng suất giảm. Ảnh: L.K.

Nhiều diện tích kiệu Tết của người dân huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) hư hại do mưa lũ, năng suất giảm. Ảnh: L.K.

Cứ vào đầu tháng 12 âm lịch, các địa phương ở huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) lại bước vào vụ thu hoạch kiệu để bán Tết. Khắp các cánh đồng, người dân vẫn đang hối hả thu hoạch kiệu. Tuy nhiên, vụ thu hoạch năm nay lại không được như kỳ vọng vì kiệu mất mùa, giá bán lại giảm mạnh.

Bà Ngô Thị Nhung (80 tuổi, trú thôn Tất Yên, xã Bình Phục) cho biết, năm nay gia đình bà xuống giống 2 sào kiệu. Với giá mua giống 40.000 đồng/kg, cộng với tiền phân, thuốc thì mỗi sào đầu tư hết khoảng trên dưới 4 triệu đồng.

Sản lượng trên cùng một diện tích kiệu năm nay chỉ bằng 1 nửa so với năm trước. Ảnh: L.K.

Sản lượng trên cùng một diện tích kiệu năm nay chỉ bằng 1 nửa so với năm trước. Ảnh: L.K.

Thế nhưng, vụ này thời tiết bất thuận, lúc mới xuống giống thì gặp thời tiết hạn hán, giữa vụ thì mưa liên tục gây ngập úng khiến cho diện tích kiệu bị chết phân nửa. Hiện, bà Nhung đang thu hoạch những luống kiệu còn sót lại nhưng năng suất không đáng bao nhiêu.

“Nếu như năm ngoài mỗi sào cũng thu được 300kg thì năm nay năng suất giảm mất 1 nửa. Thế nhưng giá năm nay lại giảm sâu nữa. Các năm trước, thương lái tới mua tận ruộng với giá từ 35.000 - 40.000/kg thì năm nay có thời điểm xuống còn 15.000 đồng/kg. Tính ra mỗi sào lỗ mất 1 triệu đồng đó là chưa tính công bỏ ra chăm sóc, nhổ cỏ…”, bà Nhung nói.

Nếu như năm ngoái, mỗi sào kiệu gia đình chị Liễu thu được từ 8 - 10 triệu đồng thì năm nay chỉ còn khoảng 4 - 5 triệu/sào. Ảnh: L.K.

Nếu như năm ngoái, mỗi sào kiệu gia đình chị Liễu thu được từ 8 - 10 triệu đồng thì năm nay chỉ còn khoảng 4 - 5 triệu/sào. Ảnh: L.K.

Tương tự như bà Nhung, vụ kiệu Tết này gia đình chị Nguyễn Thị Liễu (trú thôn Tất Yên, xã Bình Phục) cũng canh tác hơn 4 sào kiệu. Diện tích này gia đình chị xuống giống từ cuối tháng 6 âm lịch. Thời gian đầu, cây phát triển tốt và hứa hẹn một mùa vụ bội thu. Thế nhưng, đến tầm cuối tháng 9, đầu tháng 10, mưa lũ đã khiến cho hơn 1 sào kiệu nhà chị bị chết.

“Kiệu không những chết nhiều mà diện tích còn lại cũng không đạt năng suất, củ nhỏ nên thương lái hạ thấp giá mua. Đến cuối vụ này giá mới tăng lên được 25.000 đồng/kg nhưng tính ra thì cũng chỉ bù lại được vốn. Năm ngoái, trung bình mỗi sào kiệu như thế tôi thu được trung bình từ 8 đến 10 triệu đồng nhưng năm nay chỉ còn 4 đến 5 triệu thôi”, chị Liễu cho biết.

Củ kiệu năm nay cũng không lớn như các năm trước. Ảnh: L.K.

Củ kiệu năm nay cũng không lớn như các năm trước. Ảnh: L.K.

Theo một nữ thương lái đang thu mua kiệu tại xã Bình Phục thì kiệu ở vùng này được trồng trên vùng đất cát nên trắng, giòn hơn so với những nơi khác, được thị trường ưa chuộng. “So với mọi năm thì hầu hết các ruộng kiệu ở Bình Phục củ không to bằng, năng suất cũng giảm. Năm ngoái, mỗi ngày tôi mua 5 - 6 tấn kiệu nhưng năm nay chỉ còn được 2 tấn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là ở các tỉnh miền Trung”, thương lái này nói.

Giá kiệu vụ này cũng xuống thấp. Nếu như năm ngoái từ 35.000 - 40.000 đồng/kg thì năm nay có khi giá xuống còn 15.000 đồng/kg. Ảnh: L.K.

Giá kiệu vụ này cũng xuống thấp. Nếu như năm ngoái từ 35.000 - 40.000 đồng/kg thì năm nay có khi giá xuống còn 15.000 đồng/kg. Ảnh: L.K.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Chủ tịch Hội nông dân xã Bình Phục cho biết, ảnh hưởng mưa bão những tháng cuối năm 2020, nhiều diện tích kiệu Tết của người dân trong xã bị ngập úng, hư hại hơn 30%. Sản lượng kiệu thu được năm nay không bằng năm ngoái, nhiều ruộng hiện nay chỉ đạt một nửa sản lượng so với mọi năm.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất