Chủ Nhật, 18/5/2025 9:58 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi bò hướng thịt

Thứ Bảy 15/08/2020 , 10:13 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận vừa tổ chức tham quan, hội thảo đầu chuồng mô hình nuôi bò hướng thịt cho 120 hộ chăn nuôi.

Mô hình thuộc dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò hướng thịt tại các xã khó khăn, dân tộc thiểu số”. Sau 2 năm triển khai dự án, từ 8/2018 đến nay đã có những kết quả đáng ghi nhận. Dự án thực hiện tại 3 xã: Xã An Hải, huyện Ninh Phước; xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn và xã Phước Thắng, huyện Bác Ái, Ninh Thuận.

Buổi hội thảo tham quan đầu chuồng nhằm đánh giá những kết quả sơ bộ mà mô hình đã mang lại. Từ đó có cơ sở để các hộ dân nhân rộng mô hình và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của gia đình.

Bò trong mô hình tăng trọng nhanh, chất lượng tốt.

Bò trong mô hình tăng trọng nhanh, chất lượng tốt.

Dự án thực hiện gồm 3 mô hình: Mô hình nuôi bò thuần hướng thịt (Bò cái Brahman), quy mô 30 con bò cái giống đã phối có chửa 19/30 bò cái có chửa, số bê sinh ra: 7 con, khối lượng bê sinh ra bình quân đạt 27kg/con. Mô hình nuôi bò lai hướng thịt (bò cái lai Zebu), quy mô 6 bò đực giống, thụ tinh nhân tạo với các giống tinh Brahman, Angus. Đã phối giống trực tiếp được 126/240 con bò cái có chửa, có 9 bê con được sinh ra với khối lượng bình quân 22,5kg/con. Đã thụ tinh nhân tạo có chửa 224 con/260; tỷ lệ phối có chửa lần 1 đạt 86,1%, số bê sinh ra: 33 con, khối lượng sơ sinh bình quân 26kg/con. Mô hình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến cỏ (VA06, sả lá lớn) làm thức ăn cho bò, quy mô 6 ha. Cỏ sinh trưởng, phát triển tốt, đã cắt lứa 4; ủ được 20,5 tấn thức ăn.

Dự án đã tác động nhiều đến nhận thức chăn nuôi theo khoa học kỹ thuật của bà con.

Dự án đã tác động nhiều đến nhận thức chăn nuôi theo khoa học kỹ thuật của bà con.

Ngoài ra, dự án đã đào tạo 6 kỹ thuật viên cơ sở có khả năng thực hiện các nội dung của quy trình công nghệ trong dự án. Tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò cho 150 hộ nông dân tham gia dự án.

Dự án cho kết quả khả quan rất được người dân trong và ngoài mô hình ủng hộ. Việc trình diễn mô hình giúp hộ chăn nuôi tận mắt chứng kiến, cũng như trao đổi những ý kiến kinh nghiệm ngay tại chuồng đã tác động rất nhiều đến nhận thức của bà con. Từ đó quyết định ứng dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, kinh tế gia đình phát triển.

Xem thêm
Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững

TUYÊN QUANG Chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ là giải pháp bảo vệ đàn vật nuôi mà còn là chìa khóa ổn định sản xuất, giữ vững sinh kế cho người dân ở Tuyên Quang.

Đánh giá diễn biến sinh trưởng lúa xuân 2025 của Nghệ An

Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã kiểm tra trực tiếp tại Nghệ An nhằm đánh giá tổng quan vụ xuân năm nay, bao gồm 2.500 ha lúa không đạt kỳ vọng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Thực hiện chiến lược lâm nghiệp bền vững từ hoạt động trồng cây

Bình Dương Từ phong trào trồng cây nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn mới.