| Hotline: 0983.970.780

Nhiều quan điểm khác biệt về giống cây trồng chỉnh sửa gen

Thứ Sáu 17/07/2020 , 20:40 (GMT+7)

Một số quốc gia đã xếp công nghệ chỉnh sửa gen vào cùng nhóm các công nghệ và cây trồng thông thường khác, tuy nhiên EU lại xem đây là phẩm biến đổi gen (GMO).

Ngày 17/7, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế “Chỉnh sửa gen: Bối cảnh toàn cầu và tiềm năng cho Việt Nam” với mục tiêu chia sẻ kiến thức, bài học kinh nghiệm và thực tiễn triển khai hoạt động liên quan đến ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen trong chọn, tạo và cải tiến giống cây trồng trên thế giới và Việt Nam.

Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học, di truyền và chọn giống cây trồng đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý, hiệp hội trong và ngoài nước và đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. 

Đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự hội thảo. Ảnh: Lê Bền.

Đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự hội thảo. Ảnh: Lê Bền.

Tại hội thảo, đại diện Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) cho biết: Công nghệ chọn giống cây trồng tiên tiến (PBI)/chỉnh sửa gen (GEd) được phân loại là một dạng công nghệ sinh học, một công nghệ ngày càng được chấp nhận và phát triển trên toàn thế giới. Chọn giống cây trồng tiên tiến/chỉnh sửa gen là các kỹ thuật mới được sử dụng bởi các nhà chọn giống cây trồng và nhà nghiên cứu để cải thiện chất lượng các giống cây trồng. Đây là một công cụ được tạo ra với mục đích đặc biệt là cho phép các nhà khoa học “chỉnh sửa” bộ gen của cây trồng để tạo ra các tính trạng mong muốn. 

Hiện nay, một số quốc gia đã xếp công nghệ này và các sản phẩm của nó vào cùng nhóm các công nghệ và cây trồng/sản phẩm thông thường khác (Hoa Kỳ, Argentina, Nhật Bản và Chile). Tuy nhiên, Tòa án Công lý EU lại phán quyết phân loại các loại cây trồng được chỉnh sửa gen vào cùng nhóm với sản phẩm biến đổi gen (GMO).

Úc, Ấn Độ cũng dự kiến đưa ra quy định quản lý sản phẩm tạo ra từ công nghệ chỉnh sửa gen chứa gen ngoại lai tương tự sản phẩm biến đổi gen, các sản phẩm khác không chứa gen ngoại lai được quản lý tương tự sản phẩm tạo ra từ công nghệ chọn tạo giống cây trồng truyền thống.

Ở Việt Nam, các ứng dụng vẫn còn hạn chế nhưng đang càng ngày càng được các nhà khoa học quan tâm. Việt Nam hiện tại chưa có chính sách nào đề cập đến công nghệ chỉnh sửa gen.

Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển các kỹ thuật nhân giống mới để cải tiến cây trồng ở Nhật Bản, GS.TS. Hiroshi Ezura, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đổi mới cây trồng Tsukuba đã đưa ra những kinh nghiệm thực tiễn về giống cà chua của Nhật Bản được chọn, tạo bằng công nghệ chỉnh sửa gen đã có sự cải thiện về chất lượng dinh dưỡng và hàm lượng GABA cao.

Đại diện Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lê Bền.

Đại diện Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lê Bền.

GABA (axit Gamma Amino Butyric) là một loại axit amin tự nhiên hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh, giúp tạo cảm giác thư thái, làm dịu sự căng thẳng và sợ hãi, đồng thời cải thiện giấc ngủ. GABA đã trở thành sản phẩm thực phẩm chức năng phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên GABA không có sẵn từ nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên. Chính vì vậy, việc tạo ra giống cà chua mới có hàm lượng GABA tăng cao nhờ kỹ thuật chỉnh sửa gen là một thành tựu lớn, và giống cà chua này sắp tới sẽ được phát triển đại trà tại Nhật Bản.

Theo các nhà khoa học, các chính sách, quy định về chỉnh sửa gen có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ. Trong khi Hoa Kỳ và một số quốc gia khác xác định giống cây trồng mới tạo ra từ công nghệ chỉnh sửa gen không khác biệt về mặt di truyền với giống cây trồng tạo ra bằng các kỹ thuật, công nghệ truyền thống nên không cần thiết phải ban hành văn bản quản lý mới về công nghệ chỉnh sửa gen và sản phẩm tạo ra từ công nghệ chỉnh sửa gen.

Liên minh Châu Âu (EU) coi giống cây trồng tạo ra bằng công nghệ chỉnh sửa gen là cây trồng biến đổi gen và đang giao Cục An toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) đánh giá mức độ tương thích của các phương pháp đánh giá rủi ro hiện có với những sản phẩm tạo ra bằng kỹ thuật chỉnh sửa gen. Nhiều quốc gia khác đang trong quá trình xây dựng chính sách và hướng dẫn quản lý cây trồng chỉnh sửa gen và sản phẩm tạo ra.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.