| Hotline: 0983.970.780

Nhân rộng giống lúa ST24, ST25 trên đất nuôi tôm tại Bạc Liêu

Chủ Nhật 10/01/2021 , 15:37 (GMT+7)

Nhân rộng giống lúa ST24, ST25 trên đất nuôi tôm tại Bạc Liêu, là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Lữ Văn Hùng tại hội nghị tổng kết sáng ngày 10/1.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng (thứ 3 từ phải sang), cùng Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều (đầu tiên từ phải sang) thăm cánh đồng sản xuất lúa ST24, ST25 tại TT Phước Long. Ảnh: Trọng Linh.

Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng (thứ 3 từ phải sang), cùng Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thiều (đầu tiên từ phải sang) thăm cánh đồng sản xuất lúa ST24, ST25 tại TT Phước Long. Ảnh: Trọng Linh.

Sáng 10/1, UBND tỉnh Bạc Liêu, tổ chức Hội nghị triển khai kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, mùa khô 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và tổng kết, đánh giá mô hình sản xuất lúa ST24, ST 25 trong vùng sản xuất lúa trên đất nuôi tôm phía Bắc Quốc lộ 1A.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020-2021 ở khu vực Nam Bộ đến sớm, cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng sẽ ít gay gắt hơn mùa khô năm 2019-2020. Dự báo ở vụ lúa đông xuân hơn 47 ngàn ha có nguy cơ thiếu nước khoảng 3.400 ha.

Nếu mặn xâm nhập sớm, việc nuôi trồng thủy sản vùng Nam quốc lộ 1A sẽ tiếp tục gặp khó khăn do độ mặn tăng cao. Nguy cơ khoảng 4 ngàn ha tôm nuôi bị thiệt hại. Ngoài sản xuất, việc cấp nước sinh hoạt của nhân dân vùng Nam quốc lộ 1A cũng có thể gặp khó khăn, nhất là khu vực ven biển.

Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, tập trung phát động phong trào làm thủy lợi, thủy nông nội đồng trong mùa khô năm 2020-2021 trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ nạo vét cải tạo các tuyến kênh tạo nguồn từ nguồn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thuỷ lợi.

Đối với mô hình sản xuất lúa ST24 và ST25, sau gần một năm được canh tác ở các vụ mùa, cây lúa ST24, ST25 đã thật sự bén rễ và thích ứng với đồng ruộng Bạc Liêu. Giống lúa ST24, ST25 được đánh giá có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, đặc biệt là khả năng chịu mặn, chịu phèn rất tốt, dễ canh tác.

Thành công từ mô hình thí điểm canh tác giống lúa ST24, ST25 với quy mô 60 ha trong vụ hè thu, tỉnh Bạc Liêu đã có chủ trương và chỉ đạo ngành nông nghiệp nhân rộng diện tích sản xuất lúa ST24, ST25 lên 3.500 ha cho vùng sản xuất lúa trên đất tôm phía Bắc quốc lộ 1A.

Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu nhấn mạnh: Rất mừng vì bước đầu giống lúa ST24, ST25 đã thích ứng và phát triển tốt trên vùng đất lúa - tôm của tỉnh. Đề nghị nhân rộng giống lúa ST24, ST25 phát triển bền vững, người nông dân yên tâm sản xuất thì phải quan tâm đến câu chuyện bao tiêu sản phẩm. Về phòng, chống hạn mặn, ông Hùng yêu cầu ngành nông nghiệp phải chủ động, tính toán lại việc gì làm trước, việc gì làm sau và không để khi hạn mặn đến rồi mới triển khai làm.  

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.