| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm

Thứ Hai 28/12/2020 , 10:14 (GMT+7)

Nhằm giúp nông dân có được nâng suất cao trong sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo đầu bờ.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu phối hợp Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hồng Dân, tổ chức 10 cuộc Hội thảo đầu bờ và tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm. Ảnh: Tùng Lâm.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu phối hợp Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hồng Dân, tổ chức 10 cuộc Hội thảo đầu bờ và tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm. Ảnh: Tùng Lâm.

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Hồng Dân, tổ chức 10 cuộc Hội thảo đầu bờ và tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất lúa mùa trên đất nuôi tôm.

Hội thảo chủ yếu tập trung vào công tác quản lý, chăm sóc đối với vùng sản xuất thử nghiệm giống lúa ST24 - ST25. Mỗi lớp tập huấn đã có từ 30 - 40 lượt nông dân  ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, Vĩnh Lộc và Vĩnh Lộc A của huyện Hồng Dân.

Trong đó, các cán bộ kỹ thuật đã chuyển giao cho nông dân những kiến thức về kỹ thuật canh tác giảm nguy cơ ngộ độc phèn và xử lý tình trạng nhiễm mặn cho cây lúa, phương pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh gây hại trên trà lúa mùa.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, đặc điểm của giống lúa ST24, ST25 là thích nghi vùng canh tác luân canh lúa - tôm, tại đây các cán bộ yêu cầu nông dân cần nên bón lót  phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn - Phèn.

Điều này, sẽ giúp hạ phèn, giải mặn cho đất, và giúp cây lúa khỏe, cứng cây, ứng phó tốt với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp như hiện nay. Nhất là cách nhận biết, biện pháp phòng trị các bệnh thường gặp như: Bệnh vàng lá vi khuẩn, bệnh lép vàng vi khuẩn, bệnh cháy bìa lá, đạo ôn.

Ông Huỳnh Quốc Khởi, Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Đối với những ruộng sản xuất lúa ST24, ST25 bà con nông dân cần lưu ý: Khi canh tác lúa ST24, ST25 để đạt hiệu quả tối đa, nên áp dụng chặt chẽ quy trình canh tác lúa  “ 3 giảm - 3 tăng” và  biện pháp “Phòng, trừ dịch hại tổng hợp IPM”.

Qui trình này vừa giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới, giảm công chăm sóc. Nhất là áp dụng quy trình bón phân thông minh, bằng cách chọn bón cân đối các nguyên tố đa, trung và vi lượng, đồng thời bón đúng thời điểm cho cây lúa.   

Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật cũng khuyến cáo nông dân cần tập trung tỉa dặm đối với diện tích lúa nhỏ và làm cỏ, bón phân Đầu Trâu Mặn - Phèn theo quy trình sản xuất lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu như: Bón lót, bón thúc 2 đợt khi lúa đẻ nhánh và bón đón đòng.

Đồng thời, nông dân cần thường xuyên quan tâm đi thăm đồng, để kiểm tra và kịp thời đánh giá tình hình sâu bệnh và rầy nâu đợt đầu năm 2021, để thực hiện các biện pháp phòng trị không để phát sinh thành dịch. Qua đó, nhằm đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng xuất cao, chất lượng an toàn đến khi thu hoạch.

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.