| Hotline: 0983.970.780

Người trồng Điều Bình Phước thấp thỏm lo mất mùa

Thứ Hai 07/01/2019 , 14:05 (GMT+7)

Thời điểm này, cây điều bắt đầu ra hoa, đậu trái thì xảy ra mưa trái mùa, lại thêm cơn bão số 1 hoành hành, mưa diện rộng, thời tiết thất thường tạo điều kiện cho bọ xít muỗi phát triển, nhiều vườn điều ở Bình Phước nguy cơ thiệt hại nặng.

12-17-14_nh_1
Cây điều bị khô bông khi gặp mưa trái mùa

Có hơn 1,5ha điều ghép đang canh tác tại xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, ông Vũ Bá Trung, ngụ phường Tân Phú, TP Đồng Xoài đã bỏ khá nhiều kinh phí để chăm sóc, phun thuốc cho cây điều, dự kiến năm nay sẽ thu khoảng 1 tấn hạt. Tuy nhiên, cả tháng nay, vườn điều này của ông bị bọ xít muỗi tấn công với cường độ mạnh dẫn tới việc khô bông, cháy ngọn, dù đã phun xịt nhiều lần nhưng hiệu quả không đáng kể.

Ông Trung chia sẻ: “Từ khi thấy vườn điều bị bọ xít muỗi tấn công, tôi đã phải phun xịt 2 lần cách nhau chưa đến 1 tuần. Mỗi lần xịt công cán hơn triệu bạc mà kết quả không được như mong muốn. Giờ tiếp tục những cơn mưa trái mùa diễn ra khiến cho gia đình không khỏi lo lắng”.

Kỳ vọng vào một mùa điều bội thu khi vườn điều “may mắn” cơ bản xử lý được nạn sâu đục thân. Tỷ lệ cây ra hoa, đậu hạt đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên những cơn mưa trái mùa những ngày gần đây đã khiến cho bà Đỗ Thị Ngát, ấp 2, xã Tiến Hưng, Đồng Xoài không khỏi buồn phiền.

Bà Ngát cho biết, 2 lần phun xịt với chi phí gần 4 triệu đồng chỉ trong vài ngày nay coi như “công cốc” vì mưa xuống làm cho thuốc bị trôi hết. 70% số hạt, bông điều trên diện tích 2,5ha của gia đình bị thối đen do nước mưa. “Trong khi đó, lại có thêm cơn bão trái mùa, mưa mấy ngày nay, điều càng bị hư nhiều hơn”, bà Ngát nói.

Anh Hoàng Văn Thắng, ngụ khu phố 3, phường Tiến Thành, Đồng Xoài cũng có 3ha trồng điều. Liên tiếp những năm gần đầy vườn điều của anh bị ảnh hưởng bởi các loại bệnh hại cây điều như thán thư, bọ xít muỗi, sâu đục thân… phải chặt bỏ hàng trăm cây. Năm vừa rồi, được nhà nước hỗ trợ kinh phí mua thuốc xịt cùng với việc chăm sóc, phục hồi cho vườn điều thì giờ cây đang ra hoa, đậu trái. Song những cơn mưa trái mùa liên tục diễn ra khiến cho diện tích điều của gia đình anh bị ảnh hưởng không nhỏ.

“Không những hoa bị héo mà cả hạt cũng bị hư hại, làm cho sâu bệnh, nấm bệnh hại cây điều phát triển. Nếu cứ tình trạng kéo dài như những năm gần đây, hết sâu bệnh đến thiên tai như thế này, chắc thời gian tới, gia đình sẽ phải chuyển đổi cây trồng mới”, anh Thắng lo lắng nói.

Ông Lưu Văn Thủy, Chi hội trưởng Chi hội nông dân khu phố 3, phường Tiến Thành chia sẻ: “Sợ nhất là những cơn mưa vào ban đêm, mưa dầm kéo dài thì bao nhiêu bông đều thối và đen hết mà không có biện pháp xử lý kịp thời được”.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.