| Hotline: 0983.970.780

Ngồi ghế, đi giày, mặc comple làm cỏ ruộng rau

Thứ Hai 11/12/2023 , 06:03 (GMT+7)

Bí quyết của HTX Nông nghiệp Tiền Lệ là sạch, từ lâu người dân ở vùng trồng rau này không sử dụng thuốc trừ cỏ, lượng phân bón và thuốc hóa học giảm đáng kể.

Ông Nguyễn Văn Hào, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ cho biết, HTX có 500 hộ sản xuất rau trên tổng diện tích trên 40ha. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Nguyễn Văn Hào, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ cho biết, HTX có 500 hộ sản xuất rau trên tổng diện tích trên 40ha. Ảnh: Hồng Thắm.

Dẫn chúng tôi thăm vùng trồng rau sạch lớn nhất Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hào, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ, huyện Hoài Đức cho biết, HTX có 500 hộ sản xuất rau trên tổng diện tích trên 40ha, trong đó 33ha đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Hào cho hay, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc rau an toàn cho bà con trong HTX. Đồng thời, các cơ quan chức năng huyện và thành phố cũng thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất rau của xã viên HTX tại thực địa.

“Trước đây, khi chưa có sự hỗ trợ, bà con nông dân có thói quen sử dụng phân chuồng chưa qua ủ, nhưng từ sau khi tập huấn đã tuân thủ đúng quy trình, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cho phép và thực hiện đúng thời gian cách ly. Đồng thời, cũng chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ. Chính người sản xuất đã ý thức được việc phải đảm bảo sức khỏe cho bản thân”, ông Hào nói.

100% diện tích rau canh tác tại khu nhà lưới 2,5ha của HTX Tiền Lệ đều có sổ nhật ký, ghi lại từ ngày gieo hạt cho đến ngày thu hoạch. Ảnh: Hồng Thắm.

100% diện tích rau canh tác tại khu nhà lưới 2,5ha của HTX Tiền Lệ đều có sổ nhật ký, ghi lại từ ngày gieo hạt cho đến ngày thu hoạch. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Nguyễn Khắc Đạo, chủ hộ sản xuất trên vùng rau 2,5ha cho hay, 100% nông dân sản xuất trong HTX đã được đào tạo, tập huấn, được cấp chứng chỉ và có kiến thức hiểu biết về an toàn thực phẩm. Riêng khu canh tác rau 2,5ha thực sự là một mô hình điển hình đáng nhân rộng. 100% diện tích canh tác đều có sổ nhật ký, ghi lại từ ngày gieo hạt cho đến ngày thu hoạch. Trong quá trình này phải ghi rõ lượng hạt, lượng phân bón, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.

Cũng theo ông Đạo, trước đây, bà con chủ yếu dùng phân hóa học, hơn 20 kg/sào nhưng hiện đã chuyển sang bón phân vi sinh, không quá 7 kg/sào, giảm hơn 70% lượng phân bón hóa học so với trước. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng tương tự. Trước chủ yếu dùng thuốc hóa học, nhưng nay đã chuyển sang dùng thuốc sinh học. Thuốc sinh học có nhiều ưu điểm như thời gian cách ly ngắn, độ độc thấp, đảm bảo an toàn thực phẩm, tuy nhiên, giá thành còn hơi cao.

“Giá rau ở vùng sản xuất này luôn đắt nhất thành phố Hà Nội. Bà con lại không phải lo đầu ra vì hiện có 5 - 6 đơn vị liên kết thu mua. Đến HTX Tiền Lệ, bà con ngồi ghế, đi giày, mặc comple… làm rau bởi không gian canh tác sạch, đảm bảo sức khỏe, làm ra những luống rau an toàn cho mọi người. Đã từ lâu rồi người dân ở vùng sản xuất rau này không sử dụng thuốc trừ cỏ, toàn bộ việc làm cỏ tại các ruộng rau đều được nhổ thủ công bằng tay”, ông Đạo tự hào khoe.

Bà An Hà Liên, Giám đốc Cty TNHH Sản xuất - Dịch vụ Liên Anh, một trong những doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ rau của HTX Tiền Lệ cho hay, bà rất yên tâm, tin tưởng về chất lượng và dư lượng đối với những sản phẩm rau an toàn do HTX Tiền Lệ cung cấp.

Xã viên HTX Tiền Lệ ngồi ghế thu hoạch rau. Ảnh: Hồng Thắm.

Xã viên HTX Tiền Lệ ngồi ghế thu hoạch rau. Ảnh: Hồng Thắm.

Theo bà Đặng Thị Thu Thủy, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Hoài Đức, hiện HTX Tiền Lệ chủ yếu dùng các loại phân hữu cơ đã ủ hoai mục, sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm đã được kiểm định, tuyệt đối không sử dụng các nguồn nước ô nhiễm. Đồng thời, lượng phân bón và thuốc hóa học sử dụng giảm đi đáng kể.

Trạm thường xuyên cử cán bộ kiểm tra, giám sát định kỳ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà con nông dân, làm việc với chính quyền địa phương, lập biên bản vi phạm hành chính khi xảy ra trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, Trạm cũng đề nghị chính quyền địa phương tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của địa phương về kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, thuốc nằm trong danh mục.

“Tổng sản lượng rau cung cấp ra thị trường của HTX Tiền Lệ đạt trên 3.000 tấn/năm, doanh thu bình quân 600 - 700 triệu/ha/năm, riêng với khu nhà lưới đạt gần 1 tỷ đồng ha/năm. Hiện HTX có 4 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là rau dền, mùng tơi, cải ngồng, cải mơ”, ông Nguyễn Văn Hào, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ cho biết.

Xem thêm
Tuyên Hóa lai hóa đàn bò thịt

QUẢNG BÌNH Người dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) phát triển mạnh đàn bò thịt lai để tăng thu nhập, từ đó làm giàu trên chính quê hương thay vì đi xuất khẩu lao động.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khi nhà nghiên cứu được quyền 'thử sai'

Nghị quyết 57-NQ/TW kỳ vọng mở ra cơ hội cho Viện Lúa ĐBSCL hiện thực hóa các nghiên cứu phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã ấp ủ nhiều năm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.