| Hotline: 0983.970.780

Áp dụng IPM phòng trừ sâu bệnh hiệu quả

Thứ Tư 14/12/2022 , 07:40 (GMT+7)

Các kiến thức, kinh nghiệm sau thời gian dài được học tập và ứng dụng IPM đã giúp bà con HTX Tiền Lệ thích ứng tốt với thời tiết bất thuận trong nhiều năm.

IMG_5685-min

Bà Nguyễn Thị Xuân, thành viên HTX Tiền Lệ bắt sâu ăn lá. Ảnh: Quang Linh. 

Trong khi nông dân ở nhiều vùng sản xuất rau an toàn phía Bắc phải đau đầu vì các loại sâu bệnh hại phát triển mạnh do thời tiết nóng hơn mọi năm vào tháng 10 và tháng 11 vừa qua thì vườn rau của bà con HTX Nông nghiệp Tiền Lệ, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) chỉ bắt thủ công các loại sâu ăn lá vẫn có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất bán ra thị trường.

Theo các xã viên của HTX Tiền Lệ, thành công này có được là nhờ việc áp dụng triệt để các nguyên tắc về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên đồng ruộng. HTX Tiền Lệ là đơn vị sản xuất nông nghiệp lâu năm tại xã Tiền Yên với khoảng 700 xã viên, trong đó, có 35ha canh tác đã được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên kết, tạo đầu ra cho nông sản của HTX với sản lượng tiêu thụ khoảng 4 - 5 tấn/ngày như: cải mơ, cải ngồng, cải ngọt, su hào, hành lá,…

Là một trong những đơn vị sản xuất rau an toàn áp dụng IPM sớm tại Hà Nội từ năm 2007, nên các xã viên HTX Tiền Lệ rất tuân thủ nguyên tắc, phương pháp IPM như thăm đồng thường xuyên, ghi chép tình hình sâu bệnh hại,....

Bà Nguyễn Thị Xuân, thành viên HTX Tiền Lệ cho biết, sau khi được tập huấn về IPM, nhận thức và cách phòng trừ sâu bệnh hại của nông dân đã được thay đổi đáng kể. Lợi ích của việc áp dụng IPM được thể hiện rõ trong năm nay, khi thời tiết vào tháng 10 và 11 nóng hơn trung bình nhiều năm, kéo theo đó là tình trạng sâu bệnh hại phúc tạp, nhưng nhờ áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trong IPM, việc canh tác của bà con vẫn được duy trì ổn định và không phải sử dụng thuốc trừ sâu.

“Triển khai theo lớp học IPM, chúng tôi thăm đồng thường xuyên, thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại như bắt thủ công, bẫy dính, màng phủ passlite, rào chắn bọ nhảy… Trong trường hợp sâu bệnh quá nhiều, chúng tôi cũng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo các tài liệu IPM được cán bộ trồng trọt và bảo vệ thực vật hướng dẫn theo nguyên tắc 4 đúng”, bà Xuân chia sẻ.

IMG_5649-min

Nhờ IPM, các sản phẩm của HTX Tiền Lệ luôn có đầu ra ổn định nên mang lại thu nhập tốt cho bà con. Ảnh: Quang Linh.

Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2022, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hoài Đức đã triển khai lớp học hiện trường về IPM trên cây rau cải vụ đông 2022 tại  HTX Tiền Lệ. Các nội dung từ phương pháp điều tra hệ sinh thái, tìm hiểu sinh lý cây rau cải theo các giai đoạn, phòng trừ sâu bệnh cũng như vai trò, tác dụng của phân bón, vòng đời và mạng lưới thức ăn, chuột hại được phổ biến tận từng nông dân.

Chia sẻ về quá trình triển khai các lớp IPM tại HTX Tiền Lệ, bà Đặng Thị Thu Thủy, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hoài Đức (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội) cho biết, sau khi kết thúc lớp huấn luyện, các học viên đã nâng cao nhận thức trong việc phòng trừ dịch hại tổng hợp, từ đó giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên vụ, tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe của chính bà con.

“Các học viên tuy đã lớn tuổi nhưng đều áp dụng tốt kiến thức phòng trừ dịch hại tổng hợp vào thực tế sản xuất. Đặc biệt, bà con rất tuân thủ việc chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi tỷ lệ bệnh hại đến ngưỡng theo hướng dẫn”, bà Thủy nhấn mạnh.

Trong năm 2022, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hoài Đức đã triển khai nhiều phương pháp canh tác an toàn, phòng trừ sâu bệnh tại HTX Tiền Lệ như bón bột đậu tương và màng phủ passlite. Kết quả thực hiện cho thấy, so với sử dụng phân bón hoá học, cây rau khi được bón bột đậu tương phát triển chậm hơn, tuy nhiên, bột đậu tương cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây trồng: Đa, trung, vi lượng, các vitamin, muối khoáng và các axit amin nên giúp cây phát triển bền, lá rau dày, không non mỡ, hạn chế sự gây hại của sâu bệnh.

Ông Nguyễn Văn Hào, Giám đốc HTX Tiền Lệ chia sẻ, nhờ IPM, nông dân ngoài giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, tiết kiệm chi phí sản xuất, còn thúc đẩy việc xây dựng chuỗi cung ứng nông sản sạch cho người tiêu dùng. Nhờ đó, hiện các sản phẩm của HTX Tiền Lệ luôn có đầu ra ổn định, đem lại thu nhập 600 - 700 triệu đồng/ha.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.