| Hotline: 0983.970.780

Ngày hội kết nối đầu vào cho nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên

Thứ Bảy 05/10/2019 , 10:05 (GMT+7)

“Ngày hội nông dân - Kết nối cung ứng đầu vào” hướng tới xây dựng vùng cảnh quan cà phê bền vững với quy mô 5.200 ha/4.000 hộ trồng cà phê ở ba xã Ea Tân, Ea Toh và Dlie Ya, huyện Krông Năng dựa trên các mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh Đắk Lắk.

Hàng trăm doanh nghiệp, nông dân tham dự sự kiện Ngày hội nông dân - kết nối đầu vào.

Chương trình vừa được thực hiện thông qua hợp tác công-tư (PPI), với sự tham gia của huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), Tổ chức IDH, Tập đoàn JDE, dự án VnSAT, SIMEXCO, các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp, đại lý vật tư nông nghiệp địa phương.

“Ngày hội nông dân - Kết nối cung ứng đầu vào” đặt mục tiêu hướng tới năm 2025 cà phê sản xuất đạt tiêu chuẩn bền vững 100%, được thị trường đón nhận, giảm 25% lượng nước tưới, giảm 15% lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV, tăng 30% mức thu nhập của nông dân trồng cà phê.

Theo IDH, biến đổi khí hậu ngày càng trở thành thách thức lớn cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và người trồng cà phê tại Tây Nguyên nói riêng, ảnh hưởng tới sinh kế của hàng ngàn nông hộ sản xuất nhỏ, những người đang phải đối mặt với những thách thức về suy thoái đất, nguồn nước và sâu bệnh hại do sử dụng quá mức các vật tư đầu vào hoặc sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV không rõ xuất xứ nguồn gốc, kém chất lượng, phân bón giả.

Sự kiện "Ngày hội nông dân - Kết nối cung ứng đầu vào" vừa diễn ra tại huyện Krông Năng đạo tạo cơ hội kết nối giữa người trồng cà phê với các nhà cung ứng đầu vào, giúp người dân tiếp cận các sản phẩm đầu vào có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu, uy tín trên thị trường, sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp…

Đây là phương pháp tiếp cận mới được IDH xây dựng, phát triển ở những khu vực địa lý khác nhau để cân bằng giữa các hoạt động phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo an sinh xã hội. Tại Việt Nam, chương trình được triển khai thí điểm tại huyện Di Linh và huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng và huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nghị quyết 57: Luồng sinh khí mới cho khoa học công nghệ

Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như luồng sinh khí mới, tạo niềm tin và động lực để các viện, trung tâm nghiên cứu chuyển từ 'thích nghi bị động' sang 'chủ động bứt phá'.

Lươn Việt Nam chinh phục thị trường khó tính

Xuất khẩu lươn của Việt Nam tăng gần gấp đôi nhờ mô hình nuôi không bùn, mở ra triển vọng mới nhưng vẫn đối mặt nhiều rào cản tiêu chuẩn quốc tế.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.