| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn ngư dân lặn biển khai thác trái phép

Thứ Hai 12/06/2023 , 18:40 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Khi phát hiện tàu vi phạm, tổ tuần tra yêu cầu tàu dừng nhưng tàu vẫn kéo hết ga chạy ra hướng xa bờ để lại đằng sau những vệt nước và khói đậm đặc.

Tàu cá ngư dân vi phạm tăng ga bỏ chạy ra khỏi hiện trường. Ảnh: T. Phùng.

Tàu cá ngư dân vi phạm tăng ga bỏ chạy ra khỏi hiện trường. Ảnh: T. Phùng.

Những ngày gần đây, trên vùng biển ven bờ phía bắc tỉnh Quảng Bình xảy ra tình trạng tàu cá của ngư dân các tỉnh khác đến khai thác trái phép hải sản. Ngư dân chủ yếu đến khai thác bằng nghề lặn biển với các loại thủy sản như nghêu, sò, ốc…

Vùng biển phía bắc Quảng Bình (cách cảng Gianh từ 3-5 hải lý), là nơi tàu cá ngư dân các địa phương tập trung nhiều. Mỗi tàu cá có từ 6-10 ngư dân (hay được gọi là thợ lặn), ngậm ống thở lặn xuống độ sâu chừng 10-15m để khai thác các loại hải sản (chủ yếu là ngao, sò, ốc…).

Để kịp thời chấn chỉnh hiện tượng này, Chi cục Thủy sản Quảng Bình đã triển khai các đội tuần tra, kiểm soát trên vùng biển ven bờ phía bắc để ngăn chặn.

Khi bị xuồng cao tốc áp sát thì tàu cá ngư dân vi phạm mới chịu dừng. Ảnh: T. Phùng.

Khi bị xuồng cao tốc áp sát thì tàu cá ngư dân vi phạm mới chịu dừng. Ảnh: T. Phùng.

Ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Bình cho hay, tàu cá và ngư dân vi phạm quy định vùng biển ven bờ thuộc địa phương quản lý và ngư dân địa phương khai thác. Vì vậy, tàu cá ngư dân tỉnh bạn đến khai thác là sai tuyến. Do đó, chúng tôi phải xử lý và buộc họ rời địa bàn.

Gần trưa, xuồng cao tốc (270 CV), cùng tổ công tác do ông Lê Văn Thảo, Phó phòng Hành chính - Thanh tra của Chi cục Thủy sản Quảng Bình làm tổ trưởng rời bến ra vùng biển phía bắc.

Sau gần 3 giờ đồng hồ đè sóng thì xuồng của tổ công tác đến vùng biển phía bắc. Qua ống nhòm, trên vùng biển rộng có vài chục tàu đang thực hiện việc khai thác hải sản. Thấy có xuồng lực lượng kiểm tra, nhiều tàu cá vội thu dây lặn, thợ lặn trồi lên về tàu và bỏ chạy ra khỏi vùng bờ.

Xuồng tăng tốc đuổi theo tàu vi phạm. Ông Thảo cho hay: "Xuồng cũng chỉ đạt 12 hải lý/giờ. Tàu của ngư dân cũng đạt 7-12 hải lý/giờ, nên việc đuổi bắt là rất khó khăn nếu ta không có phương tiện tốc độ cao".    

Xuồng cao tốc gặp được một tàu lớn. Con tàu này không chạy vì thợ lặn chưa về hết trên tàu. Vì vậy, thuyền trưởng phải cho tàu neo chờ chứ không, xuồng tổ công tác khó mà bắt kịp. Hai thành viên tổ công tác lập tức đu nhảy lên tàu cá để thực hiện kiểm tra hành chính.

Tổ trưởng Lê Văn Thảo chỉ đạo lái xuồng tăng tốc đuổi theo con tàu có nhiều thợ lặn trên đó và vận tốc có vẻ chậm hơn. Dù đã phát hiện yêu cầu dừng để lực lượng kiểm tra, nhưng tàu vẫn kéo hết ga chạy ra hướng xa bờ để lại đằng sau những vệt nước và khói đậm đặc.

Nhiều thợ lặn mới từ dưới biển lên tàu. Ảnh: T.Phùng.

Nhiều thợ lặn mới từ dưới biển lên tàu. Ảnh: T.Phùng.

Khi xuồng bám đuổi kịp và biết không thể chạy thoát, tàu cá này mới giảm tốc độ và dừng để tổ công tác kiểm tra. Xác định đây là tàu đã vi phạm vùng biển khai thác nên tổ công tác yêu cầu tàu quay về Trạm kiểm soát của Đồn biên phòng Cửa Gianh xử lý.

Tại Trạm kiểm soát Đồn Biên phòng Cửa Gianh, ông Lê Văn Tình (37 tuổi, trú tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu BTh 8509TS, đã thừa nhận hành vi khai thác sai tuyến của mình.

"Chúng tôi nghe bạn lặn nói khai thác ở đây được nhiều nên chạy từ trong đó ra mất 6 ngày. Hôm nay là ngày khai thác đầu tiên của thợ lặn thì bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ. Tôi và anh em rút kinh nghiệm và không tái phạm nữa”, ông Tình nói.

Tàu thứ hai mang số hiệu BTh 8490TS, do ông Lê Anh Phụng (48 tuổi, trú tại Phan Thiết, Bình Thuận) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng. Tàu cũng có 8 ngư dân. Đằng sau đuôi và phía mũi tàu là những đống dây nhựa dùng cho thợ lặn.

Tàu cá mang số hiệu BTh 8490TS đang đợi thợ lặn dưới biển lên tàu. Ảnh: T. Phùng.

Tàu cá mang số hiệu BTh 8490TS đang đợi thợ lặn dưới biển lên tàu. Ảnh: T. Phùng.

“Tàu chúng tôi khai thác được khoảng 20 ký ngao, ốc… thì bị tổ công tác phát hiện và dẫn về xử lý tại Đồn Biên phòng Cửa Gianh”, ông Phụng cho hay.

Hai tàu này bị lập biên bản xử phạt hành chính và được yêu cầu rời khỏi ngư trường ven bờ theo đúng quy định.

Thuyền trưởng Tình cũng cho biết thêm, nhiều tàu đã phát hiện xuồng của lực lượng từ xa nên đã thu dây, kéo thợ lặn lên nhanh rồi chạy ra hướng biển tỉnh Hà Tĩnh. Bạn lặn những tàu đó điện báo cho chúng tôi biết để chạy theo trốn tránh. Nhưng do tàu công suất nhỏ lại biết tin chậm nên không chạy xa được. Cũng khoảng chục tàu đã chạy ra hướng Hà Tĩnh hết.

Tổ công tác lập biên bản xử lý vi phạm đối với các chủ tàu. Ảnh: T.Phùng

Tổ công tác lập biên bản xử lý vi phạm đối với các chủ tàu. Ảnh: T.Phùng

Ngay trong chiều 9/6, một tổ công tác của Chi cục Thủy sản đã được tăng cường ra vùng biển phía bắc để phát hiện, xử lý những tàu ngư dân vi phạm.

Ông Lê Ngọc Linh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Bình cho hay, thời gian khai thác của thợ lặn trên vùng biển phía bắc chỉ kéo dài khoảng 14-20 ngày. Lực lượng của Chi cục sẽ tăng cường để ổn định tình hình trên biển.

Đến chiều 10/6, lực lượng tuần tra kiểm soát biển của Chi cục Thủy sản Quảng Bình đã phát hiện, lập biên bản xử lý hành chính 11 tàu cá với gần 100 ngư dân của các tỉnh vi phạm việc khai thác gần bờ biển Quảng Bình. Ông Lê Văn Thảo, Đội trưởng lực lượng tuần tra kiểm soát biển cho hay: “Lực lượng tăng cường của chúng tôi sẽ bám ngư trrường để ngăn chặn việc vi phạm trong khai thác thủy sản”.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất