| Hotline: 0983.970.780

Nafoods Group tập huấn trồng thanh long chuẩn GlobalGAP cho 1.000 hộ nông dân

Chủ Nhật 21/06/2020 , 14:41 (GMT+7)

Nafoods phối hợp với IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank Group) tổ chức tập huấn nhận thức chung tiêu chuẩn GlobalGAP cho 1.000 hộ nông dân trồng thanh long.

Nafoods phối hợp với IFC tập huấn trồng thanh long theo chuẩn GlobalGAP cho nông dân Bình Thuận. Ảnh: Thu Hải.

Nafoods phối hợp với IFC tập huấn trồng thanh long theo chuẩn GlobalGAP cho nông dân Bình Thuận. Ảnh: Thu Hải.

Từ ngày 8-19/6, Nafoods phối hợp với IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank Group) tổ chức tập huấn nhận thức chung tiêu chuẩn GlobalGAP cho 1.000 hộ nông dân trồng thanh long. Chương trình tập huấn được hỗ trợ bởi chính phủ New Zealand và Slovakia, dự kiến diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10, cùng sự hỗ trợ của Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận được coi là “thủ phủ” trồng thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 37.000ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình…, sản lượng hàng năm đạt gần 600.000 tấn (chiếm khoảng 80% của cả nước).

Tuy vậy, trong số diện tích ấy, hiện chỉ có trên 10.000 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Thị trường chủ yếu của thanh long phần lớn vẫn là xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc với giá cả bếp bênh.

Đặc biệt là việc sản xuất thanh long theo yêu cầu của các tiểu thương Trung Quốc chưa thực sự chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm, chất lượng trái.

Vì vậy, các sản phẩm thanh long của tỉnh khó xâm nhập được các thị trường khó tính, đỏi hỏi chất lượng cao và an toàn thực phẩm. Hơn thế nữa, việc các địa phương và các nước, đặc biệt là Trung Quốc, mở rộng sản xuất cũng đặt ra những khó khăn thách thức lớn hơn cho ngành sản xuất thanh long của tỉnh.

Nhận thức được các vấn đề đó, Bình Thuận đang tích cực triển khai nhiều biện pháp, nhằm tìm hướng đi bền vững, an toàn, nâng cao chất lượng cho cây thanh long.

Bình Thuận tăng cường vận động, tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản để chủ động phục vụ xuất khẩu.

Đồng thời, từng bước phát triển sản xuất thanh long theo hướng GlobalGAP để mở rộng và đa dạng hóa thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu.

Bình Thuận là thủ phủ trồng thanh long của cả nước. Ảnh: Minh Sáng.

Bình Thuận là thủ phủ trồng thanh long của cả nước. Ảnh: Minh Sáng.

Ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp nông nghiệp đầu ngành, thị trường đầu ra ổn định, khối lượng lớn như Công ty Cổ phần Nafoods Group cũng là một hướng đi chắc chắn mà tỉnh Bình Thuận đã lựa chọn tiếp cận.

Theo nội dung thỏa thuận ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa Chủ tịch UBND tỉnh – ông Nguyễn Ngọc Hai và ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nafoods Group ký vào tháng 3/2019, hai bên thống nhất hợp tác để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cây thanh long an toàn, hữu cơ tại tỉnh Bình Thuận theo chuỗi giá trị, với quy mô diện tích tối thiểu 10.000ha.

Trước mắt sẽ có 30 hộ đăng ký, đủ tiêu chuẩn xét duyệt để lấy chứng chỉ Global GAP, số lượng này sẽ tăng lên theo nhu cầu thị trường và thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nafoods Group tin tưởng rằng hoạt động này sẽ tạo động lực và cơ sở phát triển các vùng trồng thanh long đủ tiêu chuẩn GlobalGAP.

Các vùng trồng này không những giúp công ty chủ động được nguồn nguyên liệu sạch mà còn giúp nông dân thay đổi nhận thức, thấy được ý nghĩa, hiệu quả kinh tế của việc trồng thanh long sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời kỳ mới.

Đây cũng là điều kiện thuận lợi để xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân trong khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ thanh long, từ đó tạo điều kiện để cây thanh long phát triển bền vững hơn.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất