| Hotline: 0983.970.780

Mục tiêu 50 tỷ con tôm giống chất lượng cao trong tầm tay

Thứ Bảy 02/11/2024 , 10:45 (GMT+7)

NINH THUẬN Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Ninh Thuận sản xuất được hơn 33 tỷ con tôm giống, phấn đấu từ nay đến cuối năm đạt 44 tỷ con theo kế hoạch.

Ngành sản xuất tôm giống Ninh Thuận hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Ảnh: PC.

Ngành sản xuất tôm giống Ninh Thuận hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Ảnh: PC.

Ninh Thuận là địa phương hội tụ những điều kiện thuận lợi như: Bờ biển dài hơn 105km và là 1 trong 18 điểm nước trồi ven bờ hiếm hoi trên thế giới, vùng lãnh hải rộng ít mưa, ít sông ngòi nên nước biển có độ mặn cao và ổn định, ít phù sa, nền nhiệt độ của biển Ninh Thuận cao nên rất thuận lợi để phát triển sản xuất tôm giống.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất tôm giống của Ninh Thuận bắt đầu từ những năm 90 đến nay đã được hơn 20 năm nên đội ngũ công nhân rất lành nghề và có kinh nghiệm.

Về cơ chế chính sách, ngành sản xuất tôm giống của Ninh Thuận luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, hỗ trợ kịp thời của Bộ NN-PTNT, Cục Thủy sản và các đơn vị liên quan. Ninh Thuận xem ngành sản xuất tôm giống là một trong những ngành kinh tế quan trọng, chiến lược của tỉnh, nhờ đó liên tục có sự đầu tư phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV của tỉnh cũng đã phê duyệt đề án “Phát triển Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2021-20230”.

Mục tiêu của đề án nhằm phát triển Ninh Thuận thành trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước theo hướng đầu tư đồng bộ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất giống thuỷ sản công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vi sinh, công nghệ di truyền chọn giống, công nghệ xử lý nước, công nghệ thông tin, công nghệ số…

Thông qua đó, nâng cao chất lượng tôm giống, đưa tôm giống Ninh Thuận trở thành ngành sản xuất hàng hóa có hàm lượng khoa học công nghệ cao; xây dựng và phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sản xuất và tiêu thụ con giống, đảm bảo giữ vững uy tín thương hiệu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm “Tôm giống Ninh Thuận”.

Ninh Thuận hiện có 457 cơ sở sản xuất tôm giống với sản lượng trên 40 tỷ con/năm. Ảnh: PC.

Ninh Thuận hiện có 457 cơ sở sản xuất tôm giống với sản lượng trên 40 tỷ con/năm. Ảnh: PC.

Ông Huỳnh Minh Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện tỉnh có 457 cơ sở sản xuất tôm giống, sản lượng mỗi năm trên 40 tỷ con, đáp ứng 30-40% nhu cầu tôm giống cả nước. Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh sản xuất được hơn 33 tỷ con tôm giống, phấn đấu từ nay đến cuối năm đạt 44 tỷ con theo kế hoạch.

“Đề án phát triển tôm giống của tỉnh xác định đến năm 2025 sản lượng tôm giống đạt trên 50 tỷ con. Bên cạnh đó, chủ động sản xuất được 30% tôm thẻ chân trắng bố mẹ gia hóa và 40% tôm sú bố mẹ gia hóa có chất lượng cao, sạch bệnh, kháng bệnh, hiện đã đạt được tiêu chí này”, ông Huỳnh Minh Khánh thông tin.

Trong khi đó, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường về tôm giống sạch bệnh, thời gian qua, các doanh nghiệp, cơ sở ương dưỡng tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư rất nhiều về công nghệ, an toàn sinh học để tạo ra tôm giống hoàn toàn sạch bệnh. 

Trong đó, khâu nguyên liệu đầu vào, quy trình xử lý nước được chú trọng, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các nguồn gây bệnh ngoài môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, tôm giống cũng được các cơ sở kiểm tra các loại bệnh, đảm bảo an toàn mới được đóng xuất bán cho người nuôi.

Theo ông Lê Văn Quê, Chủ tịch Hiệp hội Giống thủy sản Ninh Thuận, để đảm bảo sản xuất tôm giống đạt chất lượng, các thành viên của Hiệp hội đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các trang trại, ứng dụng khoa học tiên tiến vào quá trình sản xuất.

Trong đó, các hội viên đã ứng dụng công nghệ xử lý nước bằng siêu lọc để cản đi những tạp chất, màng vi khuẩn có hại cho tôm; công nghệ vi sinh để xử lý nước thay thế cho kháng sinh và hóa chất trước đây.

Bên cạnh đó, công nghệ về nuôi cấy tảo thuần chủng cũng được các hội viên ứng dụng nuôi cấy tảo thuần chủng để thay thế cho các thức ăn tổng hợp, góp phần nâng cao chất lượng tôm giống.

“Quy trình sản xuất được ứng dụng hoàn toàn bằng công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, thậm chí có những doanh nghiệp cũng đã ứng dụng các hệ thống nước tuần hoàn trong sản xuất trại giống. Bên cạnh đó, đầu tư công nghệ kiểm soát bệnh học trên máy PCR để tầm soát được các mầm bệnh nguy hại cho tôm giống”, ông Lê Văn Quê cho hay.

Xem thêm
Tuyên Hóa lai hóa đàn bò thịt

QUẢNG BÌNH Người dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) phát triển mạnh đàn bò thịt lai để tăng thu nhập, từ đó làm giàu trên chính quê hương thay vì đi xuất khẩu lao động.

Khởi động dự án thúc đẩy giải pháp sinh học trong bảo vệ thực vật

Việc áp dụng các giải pháp dựa vào tự nhiên kiểm soát sinh vật gây hại là tiền đề quan trọng xây dựng nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khi nhà nghiên cứu được quyền 'thử sai'

Nghị quyết 57-NQ/TW kỳ vọng mở ra cơ hội cho Viện Lúa ĐBSCL hiện thực hóa các nghiên cứu phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã ấp ủ nhiều năm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.