| Hotline: 0983.970.780

Mua đất của thôn có được xem xét cấp “sổ đỏ” không?

Thứ Hai 08/07/2024 , 19:06 (GMT+7)

(TN&MT) - Ông Th. hiện là người có chức vụ trong xã trước đây có mua mảnh đất của thôn với diện tích là 150m2, đến khi xây nhà ông Th. lấn sang khu vực đất tập thể là 20m2.

Tư vấn pháp luật

Mua đất của thôn có được xem xét cấp “sổ đỏ” không?

Báo TN&MT {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Ông Th. hiện là người có chức vụ trong xã trước đây có mua mảnh đất của thôn với diện tích là 150m2, đến khi xây nhà ông Th. lấn sang khu vực đất tập thể là 20m2.

Lợi dụng vị trí công tác, ông Th. đã để một số hộ dân lấn chiếm, xây dựng nhà ở và công trình phụ trên khu vực đất công, hiện đã xây dựng nhà kiên cố và chuồng trại trên khu vực hàng trăm mét vuông. Vậy xin Quý báo cho biết, mảnh đất ông Th. mua của thôn có được cấp “sổ đỏ” không và hành vi của ông Th. để một số hộ lấn chiếm đất công sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật như thế nào?

Nguyễn Tuấn Tú (Huyện Ứng Hòa, Hà Nội)

Vấn đề bạn hỏi, Văn phòng Luật sư tư vấn như sau:

Thứ nhất, việc ông Th. mua thửa đất của thôn có diện tích 150 m2 là không đúng quy định của pháp luật đất đai các thời kỳ. Theo quy định tại Luật đất đai chỉ có UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền giao đất cho người có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, thửa đất này của ông Th. có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đáp ứng các yêu cầu như không có tranh chấp với các chủ thể khác, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương, thời điểm sử dụng đất phù hợp với các văn bản luật đang có hiệu lực thi hành…việc sử dụng đất ổn định, liên tục.

Thứ hai, đối với việc ông Th. lấn chiếm 20 m2 đất cần phải làm rõ các vấn đề như thời điểm ông Th. lấn đất tập thể khi nào? Đã bị cơ quan Nhà nước tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hành vi vi phạm hay chưa? Ngoài ra, hiện nay ông Th. sử dụng đất có phù hợp với quy hoạch kế hoạch sử dụng đất tại địa phương hay không? Từ việc xác định thời điểm lấn chiếm đất tập thể có thể xem xét về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Th. (nếu đáp ứng các điều kiện) hoặc ông Th. có thể bị các cơ quan chức năng tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế, khắc phục hậu quả vi phạm hành chính đối với các công trình xây dựng và buộc trả lại đất đã lấn chiếm (nếu việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương).

Thứ ba, về việc ông Th. là người có chức vụ trong xã nhưng để xảy ra tình trạng một số hộ dân lấn chiếm, xây dựng nhà ở và công trình phụ trên khu vực đất công, hiện đã xây dựng nhà kiên cố và chuồng trại trên khu vực hàng trăm mét vuông. Về việc này cần làm rõ, ông Th. có chức vụ, quyền hạn cụ thể như thế nào tại UBND xã, Ông Th. có trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý việc sử dụng đất, xây dựng tại địa phương hay không? Bản thân ông Th. có biết về việc các hộ dân lấn chiếm đất và xây dựng công trình hay không? Thời điểm các hộ dân lấn, chiếm và xây dựng công trình từ khi nào…Từ việc làm rõ các vấn đề nêu trên các cơ quan có thẩm quyền mới có căn cứ để xử lý trách nhiệm của ông Th. (nếu có sai phạm). Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả, hành vi vi phạm ông Th. có thể bị xử lý theo quy định của Luật Cán bộ, công chức viên chức, quy định của Đảng hoặc bị xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Đồng thời, các hộ dân thực hiện việc chiếm đất, xây dựng công trình có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế phá dỡ công trình trả lại đất cho Nhà nước, chủ thể quản lý đất công.

Xem thêm
Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít

Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất