| Hotline: 0983.970.780

‘Mắt thần’ giữ rừng bình yên

Thứ Tư 02/08/2023 , 14:15 (GMT+7)

Camera giám sát được ví như 'mắt thần' giúp lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vụ vận chuyển gỗ trái phép, người lạ ra vào thôn, làng.

Việc lắp đặt camera giám sát, phần nào giúp những khu rừng hạn chế tình trạng khai thác gỗ trái phép. Ảnh: Tuấn Anh.

Việc lắp đặt camera giám sát, phần nào giúp những khu rừng hạn chế tình trạng khai thác gỗ trái phép. Ảnh: Tuấn Anh.

Huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) có diện tích rừng tự nhiên trên 48.000ha, với địa hình chia cắt phức tạp, thường xuyên bị các đối tượng xâm hại, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Trước tình hình trên, UBND huyện Mang Yang đã tổ chức khảo sát và tiến hành lắp đặt camera tại nhiều vị trí trọng điểm trên địa bàn các xã. Nhờ đó, camera mang lại hiệu quả tích cực, những cánh rừng rộng lớn được giữ nguyên vẹn.

'Mắt thần' giữ rừng hiệu quả

Xã Hra (huyện Mang Yang) có gần 395ha rừng ở tiểu khu 489, nơi còn nhiều loại cây gỗ quý, luôn bị lâm tặc nhòm ngó, tìm cách khai thác trái phép. Lo sợ rừng bị "chảy máu", xã Hra đã lắp 2 camera tại vị trí trọng điểm dọc làng Đê Kôn, đồng thời lập chốt chặn bảo vệ.

Ghi nhận tại cánh rừng thuộc làng Đê Kôn, camera được lắp tại điểm cố định ngay ngã 3 đầu làng, bên cạnh là chốt bảo vệ rừng. Từ camera, các lực lượng chức năng chức năng có thể theo dõi, giám sát 24/24 giờ để kịp thời phát hiện sớm các đối tượng xâm hại rừng tại tiểu khu 489.

Camera giám sát được lắp tại làng Đê Kôn. Ảnh: Tuấn Anh.

Camera giám sát được lắp tại làng Đê Kôn. Ảnh: Tuấn Anh.

Đang trồng keo lai cách chốt bảo vệ rừng không xa, anh Nư (dân tộc Ba Na, làng Đê Kôn) cho biết, khoảng 3 - 4 năm trước, trong làng thường xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép, nhưng khoảng hơn 1 năm nay, từ khi có camera giám sát việc đó không còn xảy ra nữa. Hiện người dân trong làng vào rừng chủ yếu vận chuyển keo lai, bạch đàn… còn người lạ có biểu hiện nghi vấn không dám xuất hiện khu vực này.

Anh Hriu, trưởng thôn Đê Kôn (xã Hra) cho biết, cả cộng đồng làng Đê Kôn được giao khoán bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tại tiểu khu 489. Từ khi đặt camera, việc quản lý bảo vệ rừng của nhà nước nói chung và cộng đồng làng Đê Kôn nói riêng đã mang lại hiệu quả, giúp người dân phát hiện kịp thời các vụ vận chuyển gỗ trái phép. “Có camera, lâm tặc cũng e ngại khi vào rừng khai thác gỗ nên các vụ vi phạm gần như không còn”, anh Hriu chia sẻ.

Cũng theo anh Hriu, trước đây khi chưa có camera, lực lượng chức năng cũng như người dân nhận giao khoán bảo vệ rừng rất vất vả trong công tác bảo vệ rừng. Họ phải đi rất nhiều con đường để tuần tra, canh gác, thấy ai chở gỗ vi phạm lập tức ngăn chặn, đồng thời báo chính quyền xử lý.

Camera cùng chốt bảo vệ rừng đang thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Ảnh: Tuấn Anh.

Camera cùng chốt bảo vệ rừng đang thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Hoàng Xuân Hiệp, kiểm lâm viên xã Hra (Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang) cho biết, từ khi giao diện tích rừng tại tiểu khu 489 cho cộng đồng làng Đê Kôn, chúng tôi cũng tham mưu thành lập 4 tổ bảo vệ rừng, mỗi tổ 20 người, phối hợp với lực lượng kiểm lâm khu vực tổ chức tuần tra bảo vệ và thông tin đến các cơ quan chức năng những nghi vấn, những đối tượng xấu có biểu hiện phá rừng.

Đánh giá về hiệu quả của việc lắp camera giám sát, ông Hiệp cho biết: “Việc lắp camera giống như 'mắt thần' vừa bảo vệ rừng, vừa giám sát tình hình trật tự an ninh trên địa bàn xã”.

Nhân rộng ra toàn tỉnh

Huyện Mang Yang được xem là địa phương tiên phong lắp đặt camera giám sát giúp bảo vệ rừng hiệu quả. Cách làm này cũng đã nhận được sự hưởng ứng của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai để triển khai thực hiện việc lắp đặt camera nhằm theo dõi, giám sát, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Chia sẻ về ý tưởng lắp camera giám sát, ông Krung Dam Đoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang cho biết, trước đây huyện được biết đến là “điểm nóng” về vấn nạn khai thác gỗ trái phép. Tuy nhiên, lực lượng chức năng lại không đủ trang thiết bị và chứng cứ để truy bắt lâm tặc. Câu hỏi làm cách nào để hạn chế tình trạng phá rừng một cách hiệu quả nhất luôn được đưa ra tại các cuộc họp.

Sau đó, nhận thấy quỹ dịch vụ môi trường rừng tại địa phương vẫn còn, huyện Mang Yang gợi ý lắp đặt camera để giám sát công tác quản lý, bảo vệ rừng và đã được ủng hộ.

Camera đang giúp lực lượng chức năng thực hiện quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả hơn. Ảnh: Tuấn Anh.

Camera đang giúp lực lượng chức năng thực hiện quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả hơn. Ảnh: Tuấn Anh.

Ngay lập tức, UBND huyện Mang Yang đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm, Công an huyện, chính quyền các xã đi khảo sát những địa điểm cần phải đặt camera để mang lại hiệu quả nhất. Sau khi các xã báo cáo về, huyện đã quyết định cho triển khai lắp 19 camera thuộc những vị trí trọng điểm tại 8 xã trên địa bàn. Với tổng kinh phí dự toán gần 300 triệu đồng, camera giám sát chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2023.

Nhận xét về hiệu quả của camera giám sát, ông Đoàn cho biết, đến khoảng cuối năm mới có đánh giá cụ thể về hiệu quả của hệ thống camera giám sát. Tuy nhiên, theo đánh giá trực quan, việc đặt camera ở những vị trí “nhạy cảm” đã khiến cho các đối tượng xấu phải nhát tay, không dám rầm rộ khai thác gỗ trái phép. Nhờ camera, một số vụ việc vận chuyển củi trái phép của người dân cũng được các lực lượng chức năng trích xuất để xử lý kịp thời. Ngoài ra, camera còn phục vụ cho công tác giám sát tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Cũng theo ông Đoàn, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục khảo sát để lắp đặt thêm các camera giám sát ở nhiều vị trí khác nhau, với mục tiêu làm sao giảm thiểu tình trạng phá rừng đạt hiệu quả cao nhất.

Với cách làm hay của huyện Mang Yang, Sở NN-PTNT Gia Lai ngay sau đó đã chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê các địa điểm lắp đặt camera phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc lắp đặt, sử dụng camera trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, tổ chức triển khai thực hiện tại nhiều địa phương, Sở NN-PTNT đề nghị các huyện phối hợp rà soát, thống kê các địa điểm đã lắp đặt, các địa điểm dự kiến cần lắp đặt hoặc đã có kế hoạch, phương án lắp đặt camera phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, xác định các khó khăn, vướng mắc, bất cập, đề xuất, kiến nghị trong việc lắp đặt, sử dụng, duy trì hoạt động của camera.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.