| Hotline: 0983.970.780

Lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm quảng canh giảm 17%

Thứ Năm 16/11/2023 , 15:47 (GMT+7)

BẠC LIÊU Theo chuyên gia, nhờ áp dụng biện pháp can thiệp phù hợp, lượng khí phát thải nhà kính trong nuôi tôm ở Bạc Liêu đã giảm đáng kể và cần nhân rộng.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu Nguyễn Trung Hiếu chia sẻ việc đo lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm. Ảnh: Hồ Thảo.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu Nguyễn Trung Hiếu chia sẻ việc đo lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm. Ảnh: Hồ Thảo.

Phát thải 500 tấn CO2/ha/năm

Mới đây, tại TP. Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo "Giảm phát thải khí nhà kính từ nuôi trồng thủy sản". Sự kiện thu hút sự tham dự của đại diện của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản và người nuôi tôm tại các tỉnh ĐBSCL.

Ban tổ chức sự kiện cho biết, hoạt động giám sát phát thải khí nhà kính trong ao nuôi tôm là một phần của Dự án "Chuyển đổi năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL", được tài trợ bởi Tổ chức Bánh mì cho Thế giới và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam.

Theo đại diện nhóm Nghiên cứu - Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, kết quả đo lượng khí nhà kính phát thải từ các ao nuôi tôm tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, cho thấy mô hình nuôi tôm thâm canh phát thải khí nhà kính gấp 15 lần so với mô hình nuôi tôm quảng canh. Cụ thể, trung bình 1 ha ao tôm nuôi thâm canh mỗi năm phát thải ra môi trường khoảng 500 tấn CO2. Trong đó, điện và thức ăn là hai nguồn phát thải chính. Cụ thể, lượng điện tiêu thụ đóng góp 82%, và thức ăn đóng góp 18% vào tổng lượng khí nhà kính phát thải.

Đại diện Ban tổ chức sự kiện chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: ActionAid Quốc tế tại Việt Nam.

Đại diện Ban tổ chức sự kiện chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: ActionAid Quốc tế tại Việt Nam.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (Trường Đại học Cần Thơ), cho biết: Để giảm lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm đã hướng dẫn người nuôi tập trung vào giảm tiêu thụ điện, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, ủ khí sinh học để xử lý chất thải trong ao nuôi. Đồng thời, thay đổi cách cho ăn, điều chỉnh mật độ thả tôm và cải thiện hệ thống xử lý nước để đảm bảo giảm tỷ lệ tôm chết. Sau 9 tháng thực hiện các biện pháp này tại Bạc Liêu, lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm đã giảm 17% đối với mô hình nuôi tôm quảng canh và giảm gần 11% đối với mô hình nuôi tôm thâm canh.

Mô hình mẫu cần nhân rộng

Tại Hội thảo, đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp và người nuôi tôm đã thảo luận về các giải pháp để nhân rộng mô hình nuôi tôm giảm phát thải khí nhà kính tại ĐBSCL. Trong đó, nhấn mạnh việc ban hành tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn để nâng cao nhận thức và kỹ thuật cho người nuôi tôm, cũng như thiết lập chính sách thuận lợi là những giải pháp quan trọng.

Theo đơn vị tài trợ Dự án "Chuyển đổi năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL" được triển khai từ năm (2021- 2023) tại 4 xã thuộc huyện Đông Hải (Bạc Liêu). Trong khuôn khổ của dự án đã thành lập 21 nhóm năng lượng sạch với 530 thành viên. Các nhóm này đã hỗ trợ người dân địa phương tìm hiểu và thực hiện các quy trình nuôi tôm khép kín và lắp đặt hệ thống biogas xử lý chất thải trong nuôi tôm...

Người nuôi tôm tại ĐBSCL đang hướng đến quy trình nuôi giảm phát thải nhà kính ở mức thấp nhất. Ảnh: Hồ Thảo.

Người nuôi tôm tại ĐBSCL đang hướng đến quy trình nuôi giảm phát thải nhà kính ở mức thấp nhất. Ảnh: Hồ Thảo.

Chị Nguyễn Thị Hạt, ở xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, chia sẻ: "Tôi có thể kiểm soát tốt hơn về dịch bệnh nhờ thực hiện quy trình nuôi tôm mới. Đồng thời, cũng tiết kiệm được khoảng 200.000 đồng chi phí sinh hoạt mỗi tháng thông qua việc lắp đặt hệ thống biogas. Chúng tôi rất biết ơn và hy vọng mô hình được nhân rộng cả nước".

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu Nguyễn Trung Hiếu cho biết, với diện tích nuôi tôm và sản lượng tôm thu hoạch hằng năm lớn nhất cả nước, Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng trở thành "Thủ phủ tôm" của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc mở rộng diện tích nuôi tôm ở quy mô thâm canh và siêu thâm canh để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đã gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường.

Vì vậy, việc đo lượng khí nhà kính phát thải từ ao nuôi tôm, xác định các nguồn phát thải chính và đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp, giúp giảm lượng khí nhà kính phát thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản là một mô hình mẫu trong nuôi trồng thủy sản và cần được nhân rộng trong thời gian tới.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất