Thứ Ba, 22/4/2025 19:10 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Lúa hữu cơ, hướng đi mới

Thứ Ba 13/06/2017 , 15:05 (GMT+7)

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gạo khó khăn, nhiều nông dân có tư duy đổi mới về cách SX lúa.

Ở HTXNN Tân Bình, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) bà con đang thực hiện trồng thí điểm lúa theo hướng hữu cơ, mang lại những làn gió mới cho ngành hàng lúa gạo.

08-29-19_nh_-_sn_xut_lu_huu_co_
Nông dân tham quan mô hình lúa hữu cơ tại HTXNN Tân Bình

Đầu năm 2016, nhận thấy thị trường xuất khẩu gạo đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một cao hơn, ông Phan Công Chính, Giám đốc HTXNN Tân Bình bắt đầu manh nha ý tưởng trồng lúa hữu cơ. Ban đầu ông Chính trồng thử nghiệm trên diện tích 1ha, với giống lúa Nàng hoa 9. Do thiếu kinh nghiệm nên ruộng lúa bị nhiều dịch hại, vụ mùa đầu tiên chỉ thu được 3 tấn/ha.

Sau buổi đầu khó khăn trong sản xuất, người nông dân này còn đối mặt với chuyện khó về thị trường. 3 tấn lúa vụ đầu được ông Chính xay xát và biếu tặng khắp nơi để làm marketing cho sản phẩm.

“Từ cách trồng lúa bình thường chuyển sang trồng theo hướng hữu cơ là một quá trình đòi hỏi người nông dân phải thật sự tâm huyết và tin vào chuyện mình làm. Bởi có niềm tin thì mới đủ sức vượt qua những giới hạn và rào cản của chính mình. Ngoài tâm huyết thì bà con phải trung thực với khách hàng. Đã sản xuất hữu cơ thì phải bỏ qua cái tư duy đặt nặng sản lượng, phải chịu khó thì giá trị hạt lúa của mình mới khác đi”, ông Chính nói.

Hiện gạo được sản xuất theo hướng hữu cơ của ông Chính vẫn đang chờ xin thủ tục chứng nhận nhưng đã có nhiều khách hàng tìm đến đặt vấn đề liên kết. Sự nỗ lực và quyết tâm thay đổi của ông Chính bước đầu đã nhận được sự ghi nhận của người tiêu dùng, sự trợ lực từ chính quyền địa phương. Vụ lúa ĐX 2016-2017, được sự hỗ trợ của địa phương và Sở KH-CN Đồng Tháp, ông Chính đã mở rộng mô hình lên 10ha và được xây dựng một quy trình SX bài bản, có sự hướng dẫn và tư vấn của các chuyên gia.

Với cách làm sử dụng thuốc sinh học, nấm xanh, chất kích kháng, trồng hoa trên bờ ruộng để quản lý dịch hại, sử dụng phân hữu cơ đã giúp sản phẩm lúa gạo của mô hình thoát ly hoàn toàn phân hóa học và thuốc BVTV.

Th.S Nguyễn Phước Tuyên, chuyên gia hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho mô hình cho rằng, lâu nay nhiều quan niệm vẫn cho rằng làm lúa hữu cơ nông dân sẽ tốn chi phí sản xuất hơn. Tuy nhiên trên cùng 1ha diện tích ruộng SX theo hướng hữu cơ chi phí 20,7 triệu đồng, năng suất 4,3 tấn, giá bán 10.500 đồng/kg. Chi phí thấp hơn 3,7 triệu đồng so với SX truyền thống, năng suất thấp hơn 2,3 tấn. Nhưng do giá bán cao hơn gấp đôi, từ đó lợi nhuận tư mô hình cũng cao hơn 10,8 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, PGĐ Trung tâm Kỹ thuật thí nghiệm và ứng dụng KHCN (Sở KH-CN Đồng Tháp) cho biết, mô hình SX lúa theo hướng hữu cơ trên quy mô 10ha ở HTXNN Tân Bình được sự hỗ trợ từ Cty An Điền.

Trung tâm sẽ hướng dẫn HTX đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với mặt hàng lúa gạo hữu cơ, để sản phẩm được thương mại hóa. Đây là một trong những giải pháp bước đầu giúp thay đổi vị thế cho hạt gạo mà tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực thực hiện ở đề án tái cơ cấu.

 

Xem thêm
Trà Vinh còn hơn 9.000 hộ chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh thú y

Trà Vinh hiện vẫn còn hơn 9.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y, xử lý chất thải.

Hà Nội tập huấn phòng, chống bệnh dại cho hơn 8.000 cán bộ và người dân

Trước khi vào hè - mùa bệnh dại dễ bùng phát nhất, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tàu cá thiếu lao động trầm trọng: [Bài 2] Nông dân làm ngư phủ

Khi không kiếm ra lao động nghề biển chuyên nghiệp thì các chủ tàu cá đành thuê những nông dân trung niên thất nghiệp trên bờ xuống biển kiếm việc trên các tàu cá.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.