| Hotline: 0983.970.780

Loạt dự án giúp nâng cao giá trị hạt muối

Chủ Nhật 09/03/2025 , 14:46 (GMT+7)

Bạc Liêu Cần đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất muối để thu nhập của bà con diêm dân khá lên.

Trong khuôn khổ Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu”.

Nghề làm muối vất vả, thu nhập bấp bênh

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ: Nghề làm muối vất vả, sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, nhưng thu nhập của diêm dân lại rất bấp bênh. Hiện nay, các khâu trong sản xuất muối hầu hết đều làm thủ công, năng suất thấp, lao động nặng nhọc.

Nghề muối vất vả, thu nhập bấp bênh. Ảnh: Trọng Linh.

Nghề muối vất vả, thu nhập bấp bênh. Ảnh: Trọng Linh.

Vì vậy, để phát triển nghề muối bền vững thì việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp chế biến với hợp tác xã, diêm dân là điều kiện tiên quyết. Một việc quan trọng nữa là cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành.

Tới đây, các dự án khuyến diêm sẽ tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, giá trị hạt muối; áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất muối gắn với liên kết, tiêu thụ và phát triển du lịch làng nghề. Điển hình là dự án Phát triển mô hình sản xuất, chế biến muối gắn với xây dựng sản phẩm OCOP, chỉ dẫn địa lý; dự án Xây dựng thí điểm mô hình sản xuất muối kết hợp du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng; dự án Xây dựng thương hiệu hạt muối Việt Nam và phát triển mô hình sản xuất muối xuất khẩu.

Cần đầu tư đồng bộ cho nghề làm muối

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bạc Liêu cho biết, bên cạnh những tiềm năng và lợi thế hiện có của tỉnh Bạc Liêu về phát triển sản xuất muối, lĩnh vực diêm nghiệp của địa phương còn một số khó khăn. Thu nhập của bà con diêm dân chưa tương xứng với công sức lao động. Giá muối không ổn định, phần lớn phụ thuộc vào thương lái và sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Ngoài ra, đồng muối của Bạc Liêu nằm trên nền đất phù sa yếu nên mỗi năm phải đầu tư cải tạo, chi phí sản xuất muối cao. Vì vậy, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của muối Bạc Liêu. 

Ông Trần Việt Trung, diêm dân ở xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) chia sẻ, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất muối của diêm dân gặp nhiều khó khăn do đa số chưa tiếp cận được nguồn vốn.

“Làm muối thì diêm dân nào cũng biết, nhưng muốn đẩy mạnh phát triển sản xuất, đưa máy móc và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất thì rất cần nguồn vốn, tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn vốn còn gặp nhiều trở ngại, chưa kể giá muối bấp bênh”, ông Trung nói.

Diêm dân Bạc Liêu ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất muối. Ảnh: Trọng Linh.

Diêm dân Bạc Liêu ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất muối. Ảnh: Trọng Linh.

Bên cạnh đó, đại diện các HTX diêm nghiệp, diêm dân và doanh nghiệp cũng đề xuất thêm nhiều giải pháp liên quan về sản xuất muối. Cụ thể, cần đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi để dẫn nước biển vào đồng muối và hạ tầng giao thông để vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Bạc Liêu có trên 1.450 ha sản xuất muối, trong đó có trên 250 ha sản xuất theo phương pháp trải bạt trên sân kết tinh. Năng suất thu hoạch giai đoạn 2020-2024 đối với mô hình sản xuất theo phương pháp truyền thống đạt từ 10-47,7 tấn/ha. Đối với mô hình sản xuất theo phương pháp trải bạt đạt từ 21-107 tấn/ha, năng suất thu hoạch phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết. Hiện nay, toàn tỉnh có có 776 hộ sản xuất muối, với khoảng hơn 800 lao động.

Ông Huỳnh Chí Nguyện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định: Sản xuất muối đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống của nhiều địa phương ven biển. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng muối. Do đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất muối là cấp thiết.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cảm ơn các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương và bà con diêm dân đã có những chia sẻ, kiến nghị sát sao với thực tế. Ngành chuyên môn sẽ tổng hợp ý kiến, kiến nghị gửi đến các Bộ, ngành trong thời gian tới. Qua đó sẽ có những chính sách, mục tiêu nhằm giúp cho việc sản xuất muối của diêm dân thuận lợi hơn.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.