| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất phân hữu cơ từ cây lục bình

Thứ Hai 15/01/2024 , 17:53 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Phân hữu cơ lục bình có tác dụng phục hồi đất, làm giàu hệ sinh vật, hạn chế bệnh hại trên cây trồng, giúp nông dân giảm chi phí trong sản xuất.

Lục bình là nguồn hữu cơ rất dồi dào ở các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lục bình là nguồn hữu cơ rất dồi dào ở các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân xã vừa tổ chức ra mắt 3 tổ liên kết sản xuất phân vi sinh lục bình tại 3 ấp (Bình Mỹ A, Bình Mỹ B và Bình Linh).

Tổ liên kết sản xuất phân vi sinh từ cây lục bình là tổ chức xã hội nghề nghiệp, được thành lập trên tinh thần tự nguyện, hợp tác cùng có lợi. Mỗi tổ có 7 thành viên, chủ yếu là lực lượng đoàn viên thanh niên trong ấp và được UBND xã Bình Thạnh bàn giao 1 máy xay lục bình, năng suất từ 50 – 450kg/giờ.     

Lục bình được lấy từ các kênh rạch, xay nhuyễn, sau đó cho lục bình đã xay lên mặt nilon một lớp có độ dày khoảng 20 - 25cm rồi tưới đều dung dịch chế phẩm sinh học lên cho ướt, đậy kín khoảng 1 - 2 tuần để các vi sinh vật phát triển, phân hủy hết lục bình thành phân bón hữu cơ vi sinh. Tùy vào các loại chế phẩm được sử dụng, sau 1 - 2 tháng, đống ủ phân lục bình hết nóng, phân hoai mục hoàn toàn thì có thể bón cho cây trồng.

Phân hữu cơ từ lục bình có tác dụng phục hồi đất, làm giàu hệ sinh vật trong đất, hạn chế bệnh hại trên cây trồng và bảo vệ môi trường. Trong phân hữu cơ từ lục bình có chứa lượng lớn vi sinh vật có ích và chi phí luôn rẻ hơn phân bón hóa học và phân hữu cơ hiện có rất nhiều lần.

Bước đầu, các tổ tự sản xuất phân vi sinh để phục vụ cho thành viên trong tổ, sau đó làm dịch vụ sản xuất, cung ứng phân, chăm sóc cây trồng và xay lục bình gia công. Tổ đi vào hoạt động sẽ góp phần thực hiện hiệu quả tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu xã Bình Thạnh trong thời gian tới.

Xem thêm
Môi trường sạch, giá thành giảm nhờ nuôi heo ứng dụng công nghệ sinh học

KON TUM Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum lần đầu đưa vào sử dụng đệm lót và chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo, hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung khẳng định, hoa - cây cảnh là ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới.

Sụt lún ngày càng lan rộng, cần sớm xác định nguyên nhân

Bắc Kạn Từ hố sụt lún đầu tiên vào tháng 3, đến nay đã xuất hiện 7 hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) khiến người dân lo lắng.

Nghị quyết 57 như 'hồi trống lệnh' hiệu triệu nhà khoa học

Đông đảo nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đặt nhiều kỳ vọng từ hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của ngành nông nghiệp và môi trường.

Đặt mục tiêu nuôi trồng, khai thác 9.200 tấn thủy sản vùng hồ Thác Bà

YÊN BÁI Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu nuôi trồng và khai thác hơn 9.200 tấn thủy sản trên vùng hồ Thác Bà trong năm 2025

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.