| Hotline: 0983.970.780

Liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm

Thứ Ba 19/11/2024 , 06:34 (GMT+7)

Bình Định Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ do Trung tâm Khuyến nông Bình Định thực hiện trong năm 2023 - 2024 tại huyện Hoài Ân cho hiệu quả rõ rệt.

Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai dự án xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại 2 xã Ân Hữu và Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định) với kinh phí 900 triệu đồng, quy mô 10.000 con gà giống. Trong đó tại xã Ân Hữu có 3 hộ tham gia với 6.000 con gà giống, xã Ân Nghĩa có 2 hộ tham gia với 4.000 con gà giống, mỗi hộ nuôi 2 lứa/năm (1.000 con/lứa). Dự án cấp giống gà CK1-BĐ thương phẩm của Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh (huyện Phù Cát).

Nông dân tham gia mô hình được cán bộ khuyến nông tập huấn quy trình chăn nuôi gà thịt. Gà giống có chất lượng tốt, màu lông đẹp, đồng đều, tỷ lệ nuôi sống cao. Toàn bộ sản phẩm của dự án đều được HTX Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân mua với giá cao. 

Mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm do Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai tại huyện Hoài Ân. Ảnh: V.Đ.T.

Mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm do Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai tại huyện Hoài Ân. Ảnh: V.Đ.T.

Từ thành công ban đầu, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tiếp tục triển khai mô hình tại 2 xã Ân Đức và Ân Thạnh (huyện Hoài Ân) cũng với quy mô 10.000 con/5 hộ với kinh phí 900 triệu đồng. Trong đó, xã Ân Đức có 3 hộ tham gia với 6.000 con gà giống; xã Ân Thạnh có 2 hộ tham gia với 4.000 con gà giống. Đợt này, nông dân được cấp giống gà MD2-BĐ thương phẩm của Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư (huyện Tuy Phước).

Trung tâm Khuyến nông Bình Định chịu trách nhiệm mua, cấp phát con giống, vật tư thiết yếu. Toàn bộ con giống, vật tư đầu vào đảm bảo số lượng, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mức hỗ trợ cho hộ chăn nuôi theo chính sách hỗ trợ ở địa bàn đồng bằng, gồm con giống, thức ăn, vacxin, hóa chất sát trùng, chế phẩm sinh học (tối đa 50% chi phí). Hộ dân tham gia mô hình đối ứng 50% chi phí đầu vào.

Theo bà Trần Thị Mỹ Hằng, hộ tham gia mô hình ở xã Ân Đức, sau khi được Trung tâm Khuyến nông Bình Định cấp phát con giống, vật tư, hộ tham gia mô hình được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân tổ chức tập huấn quy trình chăn nuôi. Con giống MD2 được chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả, tận dụng điều kiện địa hình vườn thả, nuôi gà dưới bóng cây. Gà hoạt động nhiều nên thịt thơm ngon, săn chắc.

“Mô hình còn sử dụng men sinh học trong quá trình chăn nuôi, giúp gà nhanh lớn, ít bệnh, không có hiện tượng mổ lông lưng, rụng lông để tạo ra sản phẩm đặc sản của Bình Định và đặc trưng gà thả vườn của huyện Hoài Ân”, bà Hằng chia sẻ.

Tỷ lệ nuôi sống gà trong mô hình đạt 96,58%, trọng lượng bình quân đạt 1,9 - 2kg/con. Ảnh: V.Đ.T.

Tỷ lệ nuôi sống gà trong mô hình đạt 96,58%, trọng lượng bình quân đạt 1,9 - 2kg/con. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Huỳnh Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân đánh giá: Mô hình rất phù hợp với chủ trương phát triển nông nghiệp của địa phương, hướng đến xây dựng nền chăn nuôi ổn định, bình ổn thị trường. Mô hình ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp mang lại thành công, nông dân có lãi. Mô hình cần được nhân rộng để hướng đến mục tiêu tạo ra sản phẩm đặc trưng riêng của địa phương.

Cũng theo ông Vương, năm 2023, mô hình chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm sau hơn 3 tháng nuôi gà sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,4%, khối lượng trung bình 1,7 - 1,8kg/con. HTX Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân là đơn vị tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của dự án với giá 80.000đ/kg hơi (cao hơn thị trường 2.500đ/kg), hiệu quả kinh tế mang lại khoảng hơn 31,5 triệu đồng/1.000 con.

Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi, đồng thời hình thành chuỗi liên kết từ con giống, sản xuất đến giết mổ, đóng gói, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Năm 2024, dự án tiếp tục được triển khai với quy mô 10.000 con với 5 hộ tham gia. Đến nay, dự án đã triển khai xong lứa 1 với kết quả tỷ lệ gà nuôi sống đạt 96,58%, khối lương bình quân 1,9 - 2kg/con, toàn bộ sản phẩm được HTX Nông nghiệp Thanh niên Hoài Ân thu mua với giá 80.000đ/kg. Hiện Trung tâm Khuyến nông Bình Định tiếp tục triển khai lứa 2 của dự án.

Xem thêm
Trăn trở công tác thú y cơ sở sau khi sát nhập đơn vị hành chính

Nhiều địa phương lo lắng sau sát nhập, cán bộ bán chuyên trách nghỉ việc khiến công tác thú y cơ sở gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, địa bàn quản lý rộng.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

16 cán bộ kiểm ngư 'gánh' 6.000km² mặt biển

Quảng Ninh Lực lượng kiểm ngư Quảng Ninh chỉ có 16 cán bộ nhưng quản lý tới 6.000km² mặt biển, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trên biển.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất