| Hotline: 0983.970.780

Liên kết chăn nuôi gà chuồng kín

Thứ Tư 25/12/2013 , 09:49 (GMT+7)

Mô hình liên kết chăn nuôi gà chuồng kín của ông Dương Quốc Tuân ở thôn Dương Tượng, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân trên quê mình.

Mô hình liên kết chăn nuôi gà chuồng kín của ông Dương Quốc Tuân ở thôn Dương Tượng, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân trên quê mình.

Ông Tuân liên kết với Cty CP Chăn nuôi Japfa triển khai xây dựng mô hình. Phía Cty cung cấp giống, thức ăn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh chuồng trại; ông đầu tư kinh phí xây dựng chuồng và công chăm sóc. Ông là người tiên phong ở Tùng Ảnh mạnh dạn đầu tư gần 1,2 tỷ đồng xây dựng 1.500 m2 chuồng trại hiện đại, kiên cố có hệ thống khép kín làm mát không khí bằng quạt thông gió, hệ thống cho ăn tự động và máy phát điện dự phòng.


Chuồng trại đầu tư hiện đại, hệ thống khép kín, đảm bảo môi trường, an toàn dịch bệnh

Tháng 3/2013, ông Tuân đưa vào nuôi lứa đầu tiên với quy mô 9.000 con gà trắng. Đây là giống gà chuyên thịt, sinh trưởng nhanh, sau 45 ngày tuổi, trọng lượng đạt từ 2,8 - 3,5 kg/con, cá biệt có con đạt gần 4 kg. Bước đầu do chưa có kinh nghiệm nên hao hụt thức ăn lớn, tỷ lệ chết khá cao (>10%), chi phí tiền điện nhiều (hơn 19 triệu đồng)… Sau khi trừ chi phí chỉ thu lãi 55 triệu đồng.

Từ lứa đầu ông đã rút kinh nghiệm thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng thức ăn đảm bảo khẩu phần, từ đó hạn chế lãng phí thức ăn, giảm chí phí điện nước nên hiệu quả đạt cao hơn nhiều. Đến nay đang nuôi lứa thứ tư với quy mô 10.000 con/lứa, sau khi trừ chi phí bình quân mỗi lứa thu lãi từ 85 - 90 triệu đồng. Chưa kể sau mỗi lần xuất gà thu về từ 13 - 15 triệu đồng chất thải (850 - 900 bì phân gà) được sử dụng làm phân bón cho cây trồng. 

Ông Tuân cho biết: “Mô hình này chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại lớn nhưng hiệu quả ổn định. Toàn bộ quy trình từ nuôi đến cho ăn đều được khép kín, công tác vệ sinh được thực hiện hàng ngày nên gà lớn nhanh và ít dịch bệnh. Công việc chăm sóc nuôi dưỡng gà khỏe hơn nhiều so với nuôi gà theo mô hình chuồng hở. Phía Cty thu mua toàn bộ sản phẩm nên không phải lo thị trường tiêu thụ".

Hiện, trang trại chăn nuôi gà của ông Tuân giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương với mức lương bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng. Theo ông, ngoài hiệu quả kinh tế, chăn nuôi gà chuồng kín có ưu điểm hơn so với nuôi truyền thống, đó là giảm nguy cơ dịch bệnh do vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu ổn định và đảm bảo nên ít bị dịch bệnh, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.

Khi đến trại gà này, chúng tôi ghi nhận không có mùi hôi hay ruồi muỗi như các trại khác, do được trang bị quạt hút cùng hệ thống phun nước nên nhiệt độ duy trì trong chuồng luôn ổn định ở mức từ 24 - 26 oC. Chăn nuôi gà khép kín còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức của người nuôi do có hệ thống cho ăn tự động. Với trại gà có quy mô 10.000 - 12.000 con chỉ cần 4 công nhân là có thể đảm nhiệm hết công việc từ chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đến vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.