| Hotline: 0983.970.780

Liên kết chặt chẽ để nông dân sản xuất rau an toàn không thiệt thòi

Thứ Hai 18/12/2023 , 17:03 (GMT+7)

Theo Giám đốc HTX Văn Đức (Hà Nội), cần xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp và HTX, để nông dân không còn thiệt thòi khi trồng rau an toàn.

Vùng trồng rau an toàn Văn Đức có hơn 30ha đạt chứng nhận VietGAP. Ảnh: Phương Thảo.

Vùng trồng rau an toàn Văn Đức có hơn 30ha đạt chứng nhận VietGAP. Ảnh: Phương Thảo.

Nông dân chưa mặn mà với xuất khẩu rau

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp xã Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội), Hợp tác xã (HTX) đang sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap và các tiêu chuẩn quốc tế khác để xuất khẩu.

Đặc biệt, HTX đã được cấp mã số vùng trồng trong sản xuất rau an toàn và thường xuyên có kết quả phân tích tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Trong tổng diện tích 200ha, HTX Văn Đức hiện có 10ha cấp mã số vùng trồng nội địa và đang phấn đấu đạt 40ha cấp mã số xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU.

Để duy trì các mã số vùng trồng được cấp, HTX đã thành lập các nhóm giám sát chéo lẫn nhau, có tên gọi là GPS, theo dõi các khâu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nguồn nước tưới.

Trong quá sản xuất, các nhóm trưởng sẽ hỗ trợ bà con nông dân trong tư vấn giải quyết sâu bệnh, liều lượng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian cách ly.

Trung bình mỗi ngày, HTX Văn Đức đưa ra thị trường 50 – 70 tấn rau an toàn. Ảnh: Phương Thảo.

Trung bình mỗi ngày, HTX Văn Đức đưa ra thị trường 50 – 70 tấn rau an toàn. Ảnh: Phương Thảo.

Đánh giá về quá trình thực hiện, ông Nguyễn Văn Minh cho biết, người nông dân đều chấp hành tốt, bởi lẽ họ đã được tập huấn về quy trình sản xuất rau an toàn. Ý thức của bà con được nâng lên, từ canh tác tự phát sang tuân thủ tập trung, đáp ứng người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên vùng sản xuất hơn 200ha chuyên canh rau, cho sản lượng 35.000 - 37.000 tấn rau quả mỗi năm.

Hiện nay, theo ông Minh, diện tích mã số vùng trồng rau xuất khẩu tại HTX Văn Đức còn hạn chế, sở dĩ vì chủ yếu xuất thô, giá chưa cao, mang tính mùa vụ. Phần lớn rau của HTX xuất khẩu thông qua doanh nghiệp sang thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, với các mặt hàng như cải thảo, bắp cải, súp lơ, đậu bắp…

Cần liên kết chặt chẽ trong sản xuất - tiêu thụ

Chia sẻ về câu chuyện xuất khẩu và tiêu thụ, Giám đốc HTX Văn Đức nhìn nhận, rau xuất khẩu được là tốt nhưng chưa phải mục đích lớn nhất của HTX Văn Đức. Ngược lại, HTX đặt mục tiêu liên kết với các doanh nghiệp, tạo đầu ra bao tiêu ổn định cho bà con nông dân.

Hiện nay, sản lượng rau của HTX Văn Đức vào các siêu thị mới chỉ chiếm hơn 10%, phần lớn vẫn tiêu thụ qua các tiểu thương, chợ đầu mối, đưa tới các tỉnh, có thời điểm phải đóng hàng container đưa vào các chợ đầu mối Thủ Đức TP. HCM để tìm đầu ra.

“Doanh nghiệp cần có cái bắt tay chặt chẽ hơn với HTX, bà con nông dân để đảm bảo tính ổn định, bền vững của công tác xây dựng các vùng trồng rau an toàn. Người nông dân vất vả một nắng hai sương, vừa sản xuất vừa tìm đầu ra thị trường sẽ không thể đạt hiệu quả cao.

Chỉ khi doanh nghiệp vào cuộc, chế biến, chế biến sâu mới có thể nâng tầm giá trị sản phẩm trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, từ đó, tăng thu nhập cho nông dân”, ông Minh phân tích.

Ông Nguyễn Văn Cam, xã viên của HTX Văn Đức mong muốn liên kết với doanh nghiệp, có đầu ra ổn định, góp phần trực tiếp vào đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Nguyễn Văn Cam, xã viên của HTX Văn Đức mong muốn liên kết với doanh nghiệp, có đầu ra ổn định, góp phần trực tiếp vào đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng. Ảnh: Phương Thảo.

Để làm được điều đó, ông Minh cho rằng cần xây dựng được chuỗi liên kết giá trị. Các cơ chế hợp tác được nhắc đến nhiều, nhưng trên thực tế, câu chuyện chuỗi liên kết còn nhiều khó khăn.

Đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp thường gặp rủi ro cao, do đó, cần thêm nhiều các chính sách hỗ trợ về lãi suất, vốn. Hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tạo tác động hỗ trợ gián tiếp người nông dân, củng cố chuỗi liên kết tránh được sự đứt gãy.

Trung bình mỗi ngày, HTX sản xuất ra 50 - 70 tấn rau, cao điểm lên đến 200 tấn/ngày. Với cơ chế liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất - tiêu thụ như hiện nay, Giám đốc HTX Văn Đức chỉ ra, sự cạnh tranh của những người sản xuất rau an toàn vẫn còn nhiều thiệt thòi.

“Mặc dù khó khăn, nhưng HTX vẫn kiên trì con đường sản xuất rau an toàn, vì chúng tôi nhận thức được đây là thực phẩm thiết yếu, góp phần trực tiếp vào đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng”, ông Nguyễn Văn Minh chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Cam, xã viên của HTX Văn Đức chia sẻ, sản xuất rau an toàn sẽ có quy trình, yêu cầu cao hơn so với trồng rau thông thường. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Gia Lâm và HTX Văn Đức, bà con nông dân giờ ai cũng nắm vững quy trình canh tác.

“Chúng tôi thực hiện rất nghiêm túc việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, thời gian cách ly, lựa chọn phân bón và sử dụng nguồn nước của mương sông Hồng. Do đó, chúng tôi mong muốn, những luống rau sạch làm ra này có thể được tiêu thụ ổn định, đến được tay người tiêu dùng nhiều hơn nữa trong thời gian tới”, ông Cam bày tỏ.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.