| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai: Trồng rau trái vụ theo công nghệ cao

Thứ Năm 27/08/2020 , 08:00 (GMT+7)

Anh Hoàng Văn Sánh sinh năm 1978 tại Ý Yên, Nam Định. Năm 2000 anh tốt nghiệp Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và chọn lập nghiệp tại Lào Cai.

Cũng như bao sinh viên khác, anh ấp ủ bằng kiến thức đã học sẽ lựa chọn một công việc phù hợp với chuyên ngành mình đã học. Sau khi ra trường anh làm ở Công ty Môi trường đô thị TX Sa Pa (Lào Cai). Nhưng với niềm đam mê làm nông nghiệp, công tác được 15 năm anh xin nghỉ và việc thuê đất tại thôn Má Tra, phường Sa Pả, TX Sa Pa để trồng rau ứng dụng công nghệ cao.

Vào thăm Hợp tác xã Bảo Minh do anh Hoàng Văn Sánh làm chủ tịch Hội đồng quản trị, các công nhân đang làm cỏ, chăm sóc su hào, cà chua trong lúc sản phẩm đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Nhìn những luống su hào xanh non mơn mởn, những quả cà chua đang chuyển dần sang màu chín đỏ thật đẹp mắt.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Sánh cho biết khi quyết định nghỉ việc để chọn việc sản xuất nông nghiệp, anh với gặp vô vàn khó khăn, từ việc lựa chọn địa điểm thực hiện, thuê được mặt bằng, đến việc thuê được nhân công để sản xuất... Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực, bước đầu anh đã thành công sự lựa chọn đó.

Công nhân của Hợp tác xã Bảo Minh chăm sóc su hào trái vụ.

Công nhân của Hợp tác xã Bảo Minh chăm sóc su hào trái vụ.

Hợp tác xã của anh gồm 7 hộ thành viên và các hộ nông dân liên kết, với tổng diện tích 10 ha, trong đó diện tích nhà lưới hơn 2 ha, tập trung chủ yếu tại thôn Má Tra (phường Sa Pả) và thôn Giàng Tra (xã Tả Phìn). Đây đều là những nơi được khí hậu thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Với đặc điểm mùa đông lạnh, anh cho đất nghỉ tháng 12; tháng 1, tháng 2 bắt đầu trồng rau cải thảo, su hào. Mùa hè mát mẻ, phù hợp trồng rau, củ, quả trái vụ nên hợp tác xã đầu tư trồng su hào, cà chua. Các sản phẩm do trồng trái vụ nên năng suất thấp hơn nhưng giá bán lại cao hơn chính vụ. Theo tính toán của anh, mỗi ha trồng rau trừ chi phí anh thu được hơn 100 triệu đồng/năm.

Hợp tác xã mới đi vào hoạt động được 2 năm nhưng đã ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 công nhân, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân trong vùng. Các sản phẩm của hợp tác xã đã được thị trường Lào Cai, Hà Nội, Hòa Bình, Lai Châu biết đến.

Bằng niềm say mê ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình sản xuất rau của anh Sánh cho hiệu quả cao và là hướng đi mà nhiều nông dân khác có thể học tập làm theo.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.