| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai làm đường băng trắng cản lửa phòng chống cháy rừng

Thứ Hai 21/04/2025 , 14:53 (GMT+7)

Tỉnh Lào Cai đã làm được 48,6 km đường băng tại huyện Văn Bàn, thị xã Sa Pa và tại thành phố Lào Cai để cản lửa phòng chống cháy rừng.

Trong mùa khô hanh 2024-2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng chống cháy rừng hiệu quả. Một trong những biện pháp nổi bật là việc mở mới 48,6 km đường băng trắng cản lửa.

Những tuyến đường băng trắng này được xây dựng tại các khu vực có nguy cơ cháy cao như: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng gần khu dân cư hoặc vùng sản xuất nông nghiệp, khu vực thường xuyên xảy ra cháy rừng hoặc nơi có địa hình dốc lớn và thảm thực bì dày. Tùy theo địa hình, mỗi tuyến có chiều rộng từ 15m đến 30m, đảm bảo khả năng cách ly và ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy. Đây không chỉ là ranh giới an toàn khi xảy ra cháy rừng mà còn hỗ trợ hiệu quả cho lực lượng chức năng trong công tác chữa cháy.

Tỉnh Lào Cai đã thực hiện được 48,6 km đường băng trắng cản lửa nhằm phòng, chống cháy rừng và chia nhỏ diện tích rừng để thuận tiện việc tuần tra, kiểm soát. Ảnh: Báo: Lào Cai.

Tỉnh Lào Cai đã thực hiện được 48,6 km đường băng trắng cản lửa nhằm phòng, chống cháy rừng và chia nhỏ diện tích rừng để thuận tiện việc tuần tra, kiểm soát. Ảnh: Báo: Lào Cai.

Cụ thể, đường băng trắng cản lửa được làm tại các địa phương, gồm: huyện Văn Bàn làm đường băng dài 16,7 km, tại khu vực rừng giáp ranh giữa xã Nậm Tha với xã Nậm Có và huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái); thị xã Sa Pa làm đường băng dài 24,7 km, tại khu vực rừng giáp ranh giữa xã Mường Hoa với xã Tả Phời (thành phố Lào Cai); thành phố Lào Cai làm đường băng dài 7,2 km, tại khu vực giáp ranh giữa xã Tả Phời với xã Mường Hoa, Thanh Bình (thị xã Sa Pa).

Việc thi công được thực hiện bằng hình thức kết hợp giữa máy móc và lao động thủ công, với sự tham gia tích cực của lực lượng kiểm lâm, các tổ bảo vệ rừng thôn bản cùng người dân địa phương. Ngoài công tác phát dọn thực bì, ở nhiều nơi còn áp dụng biện pháp đốt trước có kiểm soát để tạo hành lang an toàn.

Không chỉ mang lại hiệu quả tức thời trong việc phòng cháy trong mùa khô, hệ thống đường băng này còn góp phần lâu dài vào công tác quản lý và bảo vệ rừng. Việc chia nhỏ diện tích rừng giúp thuận tiện hơn trong tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng cũng như nguy cơ cháy.

Song song với các biện pháp kỹ thuật, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia phòng cháy chữa cháy rừng cũng được đẩy mạnh. Nhiều tổ, đội xung kích đã được thành lập tại cơ sở và hoạt động hiệu quả. Người dân được tập huấn kiến thức, trang bị kỹ năng cần thiết và tích cực tham gia tuần tra, canh gác trong mùa cao điểm cháy rừng.

Xem thêm
Giảm 2.000 đàn ong do mưa rét kéo dài

HÀ TĨNH Do ảnh hưởng thời tiết mưa rét kéo dài, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) giảm 2.000 đàn ong so với năm 2024.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Ngư dân 'giải nghệ', trồng dừa làm giàu

BÌNH ĐỊNH Khi nghề biển cho thu nhập bấp bênh, ông Thâm liền ‘giải nghệ’ về làm nông với 100 cây dừa xiêm và 1.500m2 đất trồng rau, mỗi năm kiếm trên 200 triệu đồng.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Tàu cá thiếu lao động trầm trọng: [Bài 1] Nghề nguy hiểm, thu nhập thấp

Nghề biển được xem là 'nghề nguy hiểm' bởi rủi ro luôn rình rập, thu nhập lại bấp bênh khiến lao động chẳng còn mấy ai tha thiết gắn bó.