| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn: Khoai tây chết hàng loạt

Thứ Ba 22/03/2011 , 10:39 (GMT+7)

Đợt rét đậm kéo dài hơn 30 ngày qua khiến hàng loạt cây khoai tây bị chết do dịch bệnh mốc sương.

Đợt rét đậm kéo dài hơn 30 ngày qua khiến người dân trồng khoai tây ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) gặp rất nhiều khó khăn vì cây khoai tây bị chết hàng loạt do dịch bệnh mốc sương.

Lộc Bình là huyện có diện tích trồng khoai tây lớn vào bậc nhất tại Lạng Sơn với khoảng 200ha, tập trung tại một số địa bàn như: Bằng Khánh, Yên Khoái, Xuân Mãn… Thời gian qua, dịch bệnh mốc sương (do nấm phytopthora infestans de bary gây ra) đã làm cây khoai tây bị héo lá và chết. Anh Hoàng Văn Thân, trú tại thôn Long Đầu, xã Yên Khoái, cho biết: "Nhà tôi năm nay trồng được 7 sào khoai tây, cây mọc rất tươi tốt chỉ cần khoảng một tháng nữa là được thu hoạch, nhưng từ tháng 2 đến giờ do bệnh mốc sương nên khoai tây chết rất nhiều, nhìn những cây khoai tây chết non mà tiếc đứt ruột". Không chỉ riêng ruộng anh Thân mà hầu hết các ruộng khoai tây của các hộ gia đình khác trong huyện Lộc Bình đều có nhiều cây bị chết.

Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân dẫn đến cây khoai tây bị bệnh mốc sương chết hàng loạt là do nhiệt độ thấp + mưa (hoặc sương) kéo dài, bón đạm quá nhiều, mất cân đối hoặc trồng quá dày, tiêu thoát nước kém, việc trồng khoai tây liên tục không có thời vụ rõ ràng, xen kẽ, không phân khu vực là những điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh và phát triển. Khi cây khoai tây bị nhiễm bệnh thì có triệu chứng: lá bị thối, nhũn khi ẩm ướt hoặc khô khi trời nắng; thân thối ướt màu nâu đen, có lớp nấm trắng như sương muối bao phủ; trên mặt củ, vết bệnh có màu nâu lõm xuống, to nhỏ khác nhau. Khi cắt ngang củ ở chỗ bị bệnh, từ ngoài vào trong ruột có từng chòm mô bị thâm nâu lan rộng vào phía trong.

Những ngày qua, chính quyền địa phương đã tích cực hướng dẫn nông dân cách điều trị bệnh bằng một số loại thuốc đặc hiệu nhưng vẫn chưa khống chế được sự lây lan của nấm phytopthora infestans de bary. Bệnh mốc sương làm năng suất thu hoạch có thể giảm 30-70% gây thiệt hại lớn về kinh tế. Nếu người dân tiếp tục lơ là, không phối hợp tích cực với cơ quan chuyên môn trong việc phòng chống dịch thì diện tích khoai tây chết còn tiếp tục lan rộng.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.