| Hotline: 0983.970.780

Lâm nghiệp Nghệ An sẽ ‘hóa rồng’ nếu đi đúng cách

Thứ Sáu 27/12/2024 , 08:43 (GMT+7)

Nghệ An chưa thể khai phá hết tiềm năng lâm nghiệp đang có, việc Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia được xem là giải pháp hoàn hảo.

Nâng cao giá trị vốn rừng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp Nghệ An. Ảnh: KA.

Nâng cao giá trị vốn rừng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành lâm nghiệp Nghệ An. Ảnh: KA.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 895/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Lâm nghiệp và Luật Quy hoạch chính là thời cơ, vận hội lớn đối với các địa phương có tiềm năng, lợi thế về lĩnh vực lâm nghiệp. Nghệ An với diện tích rừng lớn nhất cả nước hiển nhiên nằm trong số này.

Quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp thời kỳ 2021 – 2030 của Nghệ An là 1.148.476 ha, diện tích đất có rừng đạt 1.003.596 ha. Đến cuối giai đoạn toàn tỉnh sẽ có 6 khu rừng đặc dụng gồm Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu dự trữ thiên nhiên Pù Huống, Khu dự trữ thiên nhiên Pù Hoạt, Khu Bảo vệ cảnh quan Nam Đàn, Khu Bảo vệ cảnh quan Yên Thành và Khu Bảo vệ cảnh quan Săng lẻ Tương Dương.

Nghệ An xác định phát triển giống cây trồng lâm nghiệp làm bàn đạp thông qua việc tập trung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ. Trong đó phân khu sản xuất giống công nghệ cao được xem là trái tim với mục tiêu sản xuất và cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp đảm bảo chất lượng hàng đầu nhằm phục vụ công tác trồng rừng nguyên liệu gỗ, rừng đặc dụng và phòng hộ trên  địa bàn tỉnh cũng như các địa phương lân cận.

Khi trung tâm giống vận hành sẽ giải quyết được thực trạng giống kém chất lượng hiện nay. Ảnh: KA.

Khi trung tâm giống vận hành sẽ giải quyết được thực trạng giống kém chất lượng hiện nay. Ảnh: KA.

Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 31/03/2021 nằm trên địa giới hành chính của 2 huyện Nghi Lộc và Đô Lương. Đây là khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nước, được kỳ vọng sẽ tiên phong mở lối trong công cuộc phát triển lâm nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ có chất lượng cao theo chuỗi liên kết giá trị.

Phân khu này khi hoàn thiện sẽ giúp ngành lâm nghiệp địa phương cùng lúc cụ thể nhiều chỉ tiêu trọng tâm, vừa góp phần nâng cao giá trị vốn rừng lại cải thiện rõ rệt chất lượng rừng phòng hộ, đặc dụng và năng suất rừng trồng đạt 20 - 25m3/ha/năm vào năm 2025 và 25 – 30 m3/ha/năm vào năm 2030.

Để đi đến đích không thể chỉ hô hào suông, ngược lại phải xắn tay xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách làm lực đẩy. Từ thực tiễn đặt ra, Nghệ An sẽ tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tạo cơ chế, chính sách phát triển sản xuất theo chuỗi.

Khi thời cơ chín muồi sẽ tiếp tục lan tỏa rộng khắp chính sách giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư nhằm phát huy hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân miền núi.

Hòa theo nhịp đập của xu thế nhất thiết phải tiếp cận, ứng dụng nền tảng khoa học và công nghệ, kết hợp đào tạo, tăng cường năng lực xứng tầm cho đội ngũ cán bộ, bộ phận chuyên ngành cũng như số đông người dân trực tiếp trồng rừng.  

Bên cạnh đó, một mặt phải tập trung tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, giáo dục cho các thành phần liên quan, cho cộng đồng về trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng.

Đồng thời phải tăng cường hội nhập quốc tế, tham gia tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế mới về lâm nghiệp, tài chính khí hậu và chủ động hợp tác chặt chẽ với các thể chế tài chính đa phương (WB, ADB, GEF, GCF), đối tác phát triển, tổ chức lâm nghiệp quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, các yếu tố cần có đã cùng nhau tề tựu, viễn cảnh “hóa rồng” của ngành lâm nghiệp Nghệ An trong giai đoạn tới không phải nhiệm vụ quá xa vời.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.