| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật trồng lúa cạn cho năng suất cao

Thứ Ba 12/05/2009 , 09:04 (GMT+7)

Nên chọn các giống lúa mới lai tạo có năng suất cao, chịu hạn tốt như các giống LC90-5; LC90-4; LC10-4; C22…

* Chọn giống: Nên chọn các giống lúa mới lai tạo có năng suất cao, chịu hạn tốt như các giống LC90-5; LC90-4; LC10-4; C22...

* Thời vụ gieo: Từ 20/5 đến 20/6 cần gieo đúng thời vụ để lúa sinh trưởng phát triển tốt.

* Làm đất: ở miền núi canh tác trên đồi gò có độ dốc lớn cho nên bà con cần ngăn chia lô ra nhiều khoanh nhỏ hẹp chiều ngang và chạy dài theo đường đồng mức, đắp bờ nhỏ cao 20-30 cm rãnh 30-40 cm theo đường vành nón.

- Cày xới và cuốc đất vài lần trước khi vào thời vụ gieo hạt làm cho đất tơi thoáng, dọn sạch cỏ dại nhất là cỏ tranh, cỏ ấu, cỏ vừng, và tàn dư thực vật khác.

- Xới xáo 2 - 3 lần, rạch hàng sâu theo đường đồng mức, khoảng cách gieo hàng cách hàng 20 cm, hốc cách hốc 8 - 10 cm, mỗi hốc gieo 5-8 hạt, đảm bảo mật độ 200 cây/m2

* Gieo hạt : Với lúa cạn gieo khi ẩm độ đất đã bảo đảm cho hạt lúa nẩy mầm (18-32 % ). Không nên để hạt giống nằm lâu trong đất gây thối hoặc chim chuột phá hại

- Khi gieo hạt bà con nông dân nên gieo các hàng chạy theo đường đồng mức, dễ cho việc làm cỏ và chăm sóc. Không nên gieo vãi trên mặt ruộng vì như vậy thường tốn giống hơn và gây khó khăn cho việc chăm sóc làm cỏ sau này. sau khi gieo phải phủ một lớp đất mỏng dày 0,5-1 cm. 

* Chăm sóc, bón phân:

- Sau khi gieo 20-25 ngày lúa mọc cần Tiến hành dặm tỉa, nhổ cỏ bằng tay hoặc xới bằng cuốc vào những ngày nắng.

- Phân bón cho lúa cạn rất cần vì đất trồng lúa cạn thường nghèo dinh dưỡng.

- Lượng phân bón cho 1 sào lúa cạn:

Phân chuồng hoai mục 300-500kg

Đạm 6-7 kg

Lân 10-15 kg

Kali 6-8 kg

Cách bón:

- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 2 kg đạm + 2 kg kali trướcc khi gieo hạt

- Bón thúc đẻ nhánh 2kg đạm + 2 kg kali vào giai đoạn lúa 4 lá

- Khi lúa bắt đầu làm đòng bón nốt số phân còn lai

- Khi bón phân thúc cho lúa có thể kết hợp làm cỏ, vun xới.

* Sâu bệnh: Lúa cạn thường bị một số sâu, bệnh phá hại sau. Sâu đục thân, bọ xít dài, rầy xanh đuôi đen, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ… Bệnh vàng sinh lý, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn. Bà con cần kiểm tra thường xuyên nương ruộng để kịp thời xử lý.

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

‘Cha đẻ’ của những giống cà phê chủ lực

Trải qua hơn 40 năm nghiên cứu, WASI đã chọn tạo ra nhiều giống cà phê chủ lực phục vụ trồng và tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.