| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao

Thứ Năm 15/06/2017 , 10:05 (GMT+7)

Sau một số thời vụ thực nghiệm, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu rau quả đã đề xuất được các chỉ tiêu kỹ thuật cho hoàn thiện quy trình trồng dưa lưới công nghệ cao áp dụng...

07-01-25_giong_du_luoi_h_ln
Giống dưa lưới Hà Lan

Trong chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn quốc (RDA), Viện Nghiên cứu Rau quả đã triển khai mô hình thực nghiệm nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Mô hình được thực hiện theo nhiều công thức thí nghiệm khác nhau về giống, phân bón, giá thể trồng và một số giải pháp phòng ngừa sâu bệnh hại thông qua đặt bẫy Pheromone và trồng cây ký chủ...

Các thí nghiệm đều được triển khai trong nhà lưới cố định, có phủ màng nilon che mưa, gió và ngăn côn trùng, có hệ thống tưới nhỏ giọt và sử dụng phân bón chuyên dụng (phân có khả năng hòa tan cao để bón cho cây qua đường ống tưới nhỏ giọt).

Cây dưa được trồng trong các bao túi giá thể sạch là mùn bã hữu cơ đã qua xử lý (không dùng đất). Cây dưa còn được cách ly với đất vườn bằng màng nilon phủ luống, rãnh luống, đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả các loại côn trùng, nấm bệnh có thể có trong đất xâm hại dưa…

Sau một số thời vụ thực nghiệm, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu rau quả đã đề xuất được các chỉ tiêu kỹ thuật cho hoàn thiện quy trình trồng dưa lưới công nghệ cao áp dụng tại các tỉnh, thành phía Bắc.

07-01-25_theo_doi_cc_chi_tieu_ky_thut_trong_du_luoi_ti_mo_hinh
Theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật trồng dưa lưới tại mô hình

- Cây dưa lưới không chịu được thời tiết lạnh, nhưng có thể chịu được nhiệt độ nóng trong nhà lưới tới trên 40 độ C.

- Các giống dưa lưới Hàn Quốc và Hà Lan trồng áp dụng công nghệ cao đạt năng suất quả trung bình 45 tấn/ha/vụ trồng (75 - 80 ngày).

- Sản phẩm được các siêu thị nông sản sạch Hà Nội đồng ý giá thu mua 55-60 nghìn đồng 1kg.

- Hiệu suất đầu tư mô hình ước đạt 50 - 70% tuỳ thời vụ.

Giá thể và các loại vật tư cho trồng dưa lưới đều dễ mua trên thị trường trong nước.

- Mô hình đã được nhiều cá nhân và tổ chức ở các tỉnh thành miền Bắc tới thăm quan và thương thảo hợp tác chuyển giao công nghệ.

07-01-25_du_luoi_sp_toi_ky_thu_hoch
Dưa lưới sắp tới kỳ thu hoạch

Theo TS Ngô Thị Hạnh, Trưởng bộ môn Rau, gia vị (Viện Nghiên cứu rau quả), quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao" đã đạt được các mục tiêu đề ra là, môi trường sạch, giá thể sạch, nước tưới sạch, dinh dưỡng đúng và đều đặn, hiệu quả sản xuất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Đây sẽ là một trong những căn cứ giúp các địa phương xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

31 con lợn chết bất thường, Lâm Đồng siết chặt phòng dịch

Lâm Đồng siết chặt phòng chống dịch sau khi phát hiện đàn lợn chết bất thường tại xã Bảo Lâm 1, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất