| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm làm chè vụ đông

Thứ Ba 09/11/2010 , 10:03 (GMT+7)

Sáng kiến làm chè vụ đông của nông dân thôn Khuôn II, xã Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên khiến chúng tôi tò mò, tìm hiểu và nay xin ghi lại cho quý bạn đọc tham khảo, áp dụng...

Sáng kiến làm chè vụ đông bán được giá cao gấp 2-3 lần các lứa chè chính vụ, cho thu nhập và lợi nhuận cao của nông dân thôn Khuôn II, xã Phúc Trìu, TP. Thái Nguyên trong những năm gần đây khiến chúng tôi tò mò, tìm hiểu và xin ghi lại để người trồng chè các tỉnh khu vực phía Bắc tham khảo, áp dụng.

- Thời vụ đốn chè: Khác với cách làm truyền thống là đốn chè vào cuối năm (tháng 12, tháng 1) để chuẩn bị cho vụ thu hoạch chè xuân là chủ yếu như trước đây thì nay bà con bắt đầu đốn chè vào tháng 10, tháng 11, thậm chí có thể sớm hơn từ cuối tháng 9 sau khi thu hái lứa chè cuối vụ để tập trung chăm sóc để thu thêm 2-3 lứa chè đông trước khi bước vào thu hoạch vụ chè chính là chè xuân.

Ông Nguyên Văn Thanh, một lão nông giàu kinh nghiệm làm chè đông ở thôn Khuôn II cho biết: “Tuy năng suất chè đông chỉ bằng 2/3 chè xuân, chi phí đầu tư thêm không nhiều nhưng chất lượng chè đông cao hơn, giá bán lại cao gấp 2-3 lần nên hiện nhiều người đã học tập làm theo. Tết năm ngoái chè đông ở Phúc Trì bán được tới 500.000 đồng/kg trong khi giá chè chính vụ chỉ bán được từ 100.000-150.000 đồng/kg”.

- Cách làm: Bà con chọn những nương chè gần nguồn nước hoặc có điều kiện tưới tiêu thuận lợi để cúp phớt tán, bón phân, dùng máy bơm tưới nước tuần 1-2 lần để kích thích cho chè ra lộc, ra búp làm chè vụ đông; nơi nào không gần khe suối thì có thể khoan giếng ngầm, xây bể trên đồi để bơm chuyền trữ nước tưới cho chè 1-2 lần/tuần, nhất là những tháng mùa khô.

 Kinh nghiệm của nhiều người là nên ưu tiên bón nhiều phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh và sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc, vi sinh sẽ làm cho vườn chè bền cây, đạt sản lượng cao, chất lượng búp chè thơm ngon và an toàn, thị trường dễ chấp nhận, bán được giá cao. Vào những ngày có sương muối bà con nên dùng vòi phun nước tưới nhẹ trên mặt tán để rửa sương cho chè khỏi bị cháy lá, giảm sản lượng. Nhiều hộ gia đình đã bắt đầu đầu tư xây dựng hệ thống ống chôn ngầm để bắt nước từ dòng kênh hồ Núi Cốc về tưới cho chè như ông Mai Nhất Khánh, Ngô Văn Duyên… vừa tiết kiệm chi phí, vừa chủ động trong khâu chăm sóc.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.