| Hotline: 0983.970.780

Kiến vàng trừ sâu hại cây ăn quả

Thứ Tư 06/05/2015 , 09:58 (GMT+7)

Kiến vàng là nhóm côn trùng có ích có khả năng khống chế và tiêu diệt nhiều loại côn trùng gây hại


Tổ kiến vàng

Trong thực tế SX, tại các vườn cây ăn quả phát sinh nhiều loại côn trùng gây hại cây trồng. Người nông dân đã sử dụng thuốc BVTV để phun trừ nhiều lần dẫn đến làm giảm quần thể thiên địch, trong đó có kiến vàng.

Kiến vàng là nhóm côn trùng có ích có khả năng khống chế và tiêu diệt nhiều loại côn trùng gây hại, chúng sống theo bầy đàn, trong tổ kiến vàng bao gồm kiến thợ lớn, kiến thợ nhỏ, kiến đực và kiến chúa. Kiến vàng hiện diện quanh năm trong vườn cây ăn quả với mật số rất cao, tuy nhiên mật độ có biến động qua các tháng trong năm, tổ kiến vàng xuất hiện nhiều nhất vào đầu mùa mưa.

Kiến vàng có khả năng khống chế sự bộc phát sâu vẽ bùa, rầy mềm, rệp sáp và các loại nhện gây hại, bọ xít cam, sâu bướm phượng, sâu đục vỏ trái trong vườn cây có múi. Kiến vàng còn tiêu diệt cả rầy chổng cánh, loài côn trùng môi giới truyền bệnh greening.

Kiến vàng cũng thích sinh sống trên các vườn cây ăn trái khác như xoài, mận, ổi, đào… và một số cây trồng khác như cây trâm bầu và nhiều cây thân gỗ khác.

Để bảo vệ vườn cây ăn quả có múi và tăng quần thể kiến vàng, nên trồng xung quanh vườn bằng các loại cây ăn trái và cây trồng khác mà chúng ưa thích, đó chính là cầu nối cho đàn kiến vàng xâm nhập vào vườn cây ăn quả tập trung.

Thực tế cho thấy, những vườn cây ăn quả được nuôi kiến vàng thì mật độ sâu hại giảm, quả đẹp và bóng hơn so những vườn không nuôi và nhân thả kiến vàng.

Tuy nhiên, kiến vàng không ăn được những loại sâu có lông, có gai và có tập tính tấn công con người khi động chạm đến môi trường sống của nó, vết cắn gây tổn thương nhẹ và cảm thấy đau buốt, vì khi cắn kiến vàng tiết ra dịch acid gọi là acid formic, không gây độc. Do vậy kiến vàng được xếp vào lớp côn trùng thuộc họ Formicidae.

Điều kiện thời tiết như mưa to, gió lớn ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt kiến vàng. Mưa gió thường xuyên có thể làm rách tổ, gãy tổ và làm kiến trôi xuống đất. Vào mùa khô, mùa lạnh kiến vàng phát triển kém, có lẽ do cây cối bớt tươi tốt, một số cây rụng lá, ít sâu hại, kiến vàng thiếu thức ăn.

Ngày nay, do yêu cầu SX an toàn và chất lượng sản phẩm, nhiều địa phương đã nhân nuôi và thả kiến vàng trong vườn cây ăn trái để khống chế sự bùng phát của sâu hại. Tuy nhiên, để nhân nuôi kiến vàng cần phải có những kỹ thuật và hiểu biết cơ bản.

Nên thu thập những tổ kiến lá còn xanh, có độ to trung bình 20 cm trở lên, cấu tạo bởi 2 lớp lá vì những tổ này dễ có kiến chúa hơn và thả ít nhất 2 tổ vào các ngã ba, ngã tư của cây gần ngọn. Có thể căng dây từ cây có kiến vào vườn để kiến di chuyển sang khi trong vườn có thức ăn cho chúng.

Kiến hôi tiêu diệt kiến vàng nên trước khi thả kiến vàng vào vườn phải dùng bả để diệt kiến hôi.

Kiến vàng mới và kiến vàng sẵn có trên cây cũng xung khắc nhau ác liệt, chúng sát hại lẫn nhau và trong lúc “chiến đấu” chúng tiết ra chất acid formic làm cho cành cây bị rám vỏ sau đó khô đi và bị chết, nên phải diệt kiến vàng cũ trong vườn trước khi thả kiến vàng mới.

Nếu không diệt được hết kiến cũ trong vườn thì phải thả kiến mới từ trên xuống để kiến mới xua đuổi kiến cũ xuống dưới gốc cây.

Để tránh kiến đánh diệt nhau, khi thu thập các tổ kiến cùng một cây và để chúng vào cùng một túi. Kiến chúa, kiến đực và kiến thợ đều có mật số cao nhất từ tháng 7 đến tháng 10 nên khoảng thời gian này thích hợp để thu thập tổ kiến và thả vào vườn mới.

Cần phải cho kiến vàng ăn thêm bằng cách treo ruột gà, đầu cá… lên cây, nhất là trong mùa khô, mùa lạnh chúng thiếu thức ăn sẽ bỏ đi.

Ngoài ra có thể để cơm nguội vào giá đỡ treo lên cây để cung cấp thêm thức ăn cho kiến. Chăm sóc và bảo vệ đàn kiến vàng bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, chỉ phun thuốc khi thật sự cần thiết, sử dụng thuốc ít độc đối với kiến và phun thuốc vào chiều mát, lúc đó kiến đã chui hết vào tổ.

Không phun trực tiếp lên tổ và không phun liên tiếp nhiều ngày hoặc có thể làm dây căng dẫn dụ kiến ra các cây làm rào chắn xung quanh vườn thì tác động của thuốc hóa học đối với kiến không đáng kể.

Nên sử dụng dầu khoáng để phun một số loài sâu hại phát sinh và gây hại phổ biến như sâu vẽ bùa, nhện, rệp sáp… sẽ không tác động đến mật số kiến vàng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.