| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang sẽ học Hàn Quốc, Thái Lan về chống khai thác IUU

Thứ Tư 29/01/2020 , 17:32 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc tổ chức đoàn công tác đi trao đổi, học tập kinh nghiệm thực hiện chống khai thác IUU tại Hàn Quốc và Thái Lan.

 Kiên Giang sẽ học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc, Thái Lan để vận dụng vào thực tế địa phương nhằm hoàn thiện các nhiệm vụ theo khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu.

Theo đó, mục đích của chuyến đi là nhằm học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc, Thái Lan để vận dụng vào thực tế tỉnh Kiên Giang nhằm hoàn thiện các nhiệm vụ theo khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu (EC).

Cụ thể, đoàn sẽ đi học tập kinh nghiệm của các nước nói trên về giải quyết vấn đề “thẻ vàng” đối với ngành khai thác thủy sản bị EC cảnh báo, áp dụng. Công tác quản lý cảng cá, tàu đánh bắt, phương thức phân phối sản phẩm, công nghệ chế biến các sản phẩm khai thác. Làm việc với cơ quan có thẩm quyền tại cảng cá chỉ định kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ các tàu vận chuyển nước ngoài. Khảo sát và làm việc với Trung tâm giám sát tàu cá, Trung tâm kiểm soát tàu cá ra vào cảng. Học tập kinh nghiệm một số địa phương của nước bạn đã tiếp và làm việc với đoàn Thanh tra Châu Âu.

Công tác quản lý cảng cá, tàu đánh bắt, phương thức phân phối sản phẩm, công nghệ chế biến các sản phẩm khai thác là những nội dung mà Kiên Giang muốn học từ các nước bạn.

Hàn Quốc và Thái Lan là hai nước ở Châu Á đã từng bị EC áp dụng biện pháp cảnh báo “thẻ vàng” về khai thác IUU đối với ngành khai thác thủy sản. Trong đó, Hàn Quốc bị áp dụng năm 2013 đến năm 2015 được tháo dỡ. Còn Thai Lan bị áp dụng năm 2015 và phải mất gần 4 năm nỗ lực mới được tháo dỡ.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết: “Việc học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc, Thái Lan là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị các công việc để làm việc với đoàn Thanh tra EC về IUU, dự kiến vào tháng 6/2020. Vì những nỗ lực của họ đã được EC đánh giá cao, đặc biệt là về cải cách thể chế, pháp lý, nguồn nhân lực đáp ứng được các trách nhiệm và các quy định pháp luật quốc cam kết thực hiện”.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất